Đoạn văn ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn

Một số yêu cầu đối với văn tự sự ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn? Cách viết văn tự sự ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn? Đoạn văn tự sự ghi lại tâm trạng khi làm việc có lỗi với bạn siêu hay và có chọn lọc? Đoạn văn tự sự ghi lại tâm trạng khi làm việc có lỗi với bạn ngắn gọn?

Trong cuộc sống, ai cũng từng mắc phải những lỗi lầm. Và khi nhận được đề văn yêu cầu kể lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với người khác thì có những bạn lại không biết bắt đầu từ đâu và triển khai ý như thế nào. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những lưu ý khi gặp phải dạng đề văn như thế này.

1. Một số yêu cầu đối với văn tự sự ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn:

Bên cạnh việc xác định mục đích kể chuyện là ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn và hãy đảm bảo đây là một câu chuyện có khả năng hoặc đã xảy ra trong thực tiễn với những thông tin rõ ràng, hợp lý thì truyện kể hầu hết được yêu cầu viết dưới dạng câu chuyện và chúng phải bao gồm tất cả các yếu tố cơ bản của câu chuyện. Điều này được gọi là vấn đề cấu trúc. Câu chuyện phải có các nhân vật, các chi tiết mâu thuẫn xung đột và các sự kiện cốt truyện. Cốt truyện cần tuân theo phần mở đầu, phần cao trào và phần giải quyết. Cốt truyện cần được trình bày một cách có tổ chức để tránh nhầm lẫn. Cần có phần đầu, phần giữa và phần cuối rõ ràng. Đây sẽ là điểm cộng và dễ dàng hơn trong việc dành được cảm tình của người đọc bởi tính rõ ràng và dễ hiểu mà nó mang lại. Một bài văn cần đảm bảo ba yếu tố như sau:

Phần mở đầu: Đây là nơi bắt đầu để người đọc dẫn nhập vào bài viết của bạn. Thu hút sự chú ý của họ ngay từ đầu là rất quan trọng và cần thiết. Ở đề bài ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn, bạn có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp đến câu chuyện. Thậm chí có thể nhấn mạnh mối quan hệ của hai người để tăng tính kịch tính và hồi hộp, bất ngờ cho câu chuyện của bạn.

Phần giữa: Phần giữa của câu chuyện hoặc bài luận của bạn là nơi hành động xảy ra. Đây là nơi nhân vật chính của bạn phải đối mặt với một hoặc nhiều xung đột và đạt đến cao trào, điểm mà câu chuyện xoay quanh hành động rơi xuống sau khi nhân vật chính đáp ứng hoặc không đạt được mục tiêu của họ. Ở đề bài ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn, bạn có thể triển khai các chi tiết như sau:

– Bắt đầu từ hoàn cảnh dẫn đến sự việc (hay còn gọi là nguyên nhân). Bạn có thể đi theo một số gợi ý như sau: đây là hành động cố tình, vô ý hay do hiểu lầm, nêu khái quát phản ứng của người bạn: tức giận, xấu hổ hay ngạc nhiên, sững sờ,…

– Chi tiết diễn biến của câu chuyện: những hành động, lời nói của các nhân vật cụ thể ra làm sao, kể lại chi tiết và dễ hiểu, rõ ràng, lần lượt những sự việc đã xảy ra trong ngày hôm ấy, vì đây là bài văn tự sự ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn nên cần lưu ý khắc họa diễn biến tâm trạng của bản thân mình và cả của người bạn mà mình đã mắc lỗi. 

Phần kết: Sau cao trào của câu chuyện, phần kết sẽ kết thúc các mạch truyện, có tác dụng như là: thỏa mãn sự tò mò còn lại của độc giả hay định vị cuộc sống của nhân vật chính, cái kết sau các sự kiện của câu chuyện. Ở bài văn tự sự ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn, bạn nên nêu ra những bài học rút ra được sau sự kiện ấy, bạn đã xin lỗi người bạn đó ra sao (thành công, thất bại,…), liệu hai người có còn là bạn nữa hay không, khi nhắc lại nó thì hai người nghĩ gì (có thể là vui vẻ, buồn cười, hoài niệm,…). Mở rộng hơn đó là bạn có thể đưa ra lời khuyên cho những người khác để họ có thể tránh được những sự kiện tương tự hoặc chọn cách giải quyết khác thích hợp hơn.

2. Cách viết văn tự sự ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn:

Với tính chất là một đoạn văn tự sự ghi lại tâm trạng của mình khi làm việc có lỗi với bạn thì khi tiến hành làm bài văn này, các bạn cũng cần đảm bảo cách viết văn tự sự nói chung, cụ thể như sau:

– Nắm rõ được mình cần phải viết gì. Đối với học sinh thì cần nắm rõ yêu cầu đề bài đưa ra và phân tích nó. Từ đó, tìm những ý chính của bài văn.

– Lập dàn ý, phác thảo những nội dung của bài văn. Bước này nhằm xây dựng kết cấu, sắp xếp những ý đã tìm được thành một hệ thống cấu trúc.

– Tiến hành viết theo dàn ý đã lập.

– Kiểm tra, đọc lại sau khi viết xong. 

3. Đoạn văn tự sự ghi lại tâm trạng khi làm việc có lỗi với bạn siêu hay:

Tôi và Bích học chung với nhau từ hồi mẫu giáo. Không chỉ là bạn cùng bàn, chúng tôi còn là một cặp bài trùng, chơi rất thân bởi tính cách của cả hai vô cùng hợp nhau. Dù chơi thân là vậy nhưng đã có lúc tôi hiểu nhầm Bích và khiến cậu ấy tổn thương – sự kiện khiến tôi cảm thấy rất có lỗi và xấu hổ với Bích khi nghĩ lại. Đó là vào khoảng giữa năm lớp tám, mẹ tặng tôi một bộ mô hình ô tô vì đạt điểm mười môn toán và được cô khen trước lớp. Khi nhận được món quà mẹ tặng, tôi vô cùng vui vẻ và thầm nghĩ phải mang đến lớp khoe với các bạn cho họ lác mắt chơi. Thế nhưng đến giờ ra chơi, tôi lục cặp tìm cả buổi nhưng không thấy cái mô hình ô tô đồ chơi đâu cả, tôi liền đinh ninh là ai đó đã lấy trộm khi tôi ra ngoài đi vệ sinh. Cái Hà ngồi bàn dưới thấy vậy thì thủ thỉ vào tai tôi “Có khi là cái Bích lấy đó, cậu ấy ngồi cùng bàn với bạn, giờ ra chơi lại không ra ngoài”. Tôi ngẫm lại thấy cũng có lý nên đổ dồn nghi ngờ về phía Bích. Tôi chất vấn Bích còn cậu ấy còn định nói với tôi điều gì đó nhưng tôi chẳng cho cậu ấy cơ hội giải thích. Lúc này tôi đang rất buồn và thất vọng nên không muốn nghe gì cả, có lẽ Bích cũng có tâm trạng như vậy. Sau buổi học về nhà, tôi bất ngờ phát hiện mô hình ô tô đồ chơi ở trong cái vỏ hộp trên bàn học. Lúc này đây tôi ân hận và xấu hổ vô cùng khi đã nghĩ xấu cho người bạn thân nhất. Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu càng khiến tôi ray rứt và áy náy hơn nữa bởi tôi đã làm tổn thương Bích chỉ vì nghe lời dèm pha của bạn bè xung quanh. Hôm sau đến lớp tôi đã chủ động bắt chuyện và xin lỗi Bích. Điều tôi không ngờ đó là Bích đã tha thứ cho tôi một cách dễ dàng, cậu ấy nói với tôi: “Không sao đâu mà. Chuyện qua rồi thì cho qua đi”. Cậu ấy càng như vậy tôi lại thấy ân hận hơn. Tôi hứa và tự dặn với lòng mình kể từ bây giờ phải suy nghĩ cho thật kỹ trước khi làm một việc gì đó để tránh sai lầm đáng tiếc xảy ra.

4. Đoạn văn tự sự ghi lại tâm trạng khi làm việc có lỗi với bạn chọn lọc: 

Hôm ấy là chủ nhật nên tôi đến nhà Hồng để chơi. Hồng là người bạn thân nhất của tôi, chúng tôi gắn bó với nhau từ khi còn bé tí cho đến tận bây giờ. Khi đến nhà Hồng, như thường lệ, tôi vui vẻ lên phòng và nằm vật xuống giường trong khi Hồng đi chuẩn bị hoa quả và đồ ăn vặt. Bỗng nhiên tôi cảm thấy như có vật gì đó dưới gối, tôi liền lấy ra xem và phát hiện ra cuốn nhật ký của Hồng. Bởi vì quá tò mò nên tôi đã lén mở cuốn nhật ký ra đọc nhưng vì quá nhập tâm mà tôi không hề phát hiện ra Hồng đã đứng trước cửa từ bao giờ. Tôi nhìn lên thì thấy khuôn mặt đang vô cùng tức giận của Hồng. Lúc này, tôi biết mình đã làm sai thật rồi nên vội vàng cất cuốn nhật ký lại và lắp bắp xin lỗi bạn. Nhưng vì quá giận nên Hồng không muốn nói chuyện với tôi nữa. Tôi cũng hiểu được điều đó nên nhẹ nhàng đóng cửa phòng ngủ rồi ra về. Trên đường về, tôi suy nghĩ thật cẩn thận về chuyện vừa mới xảy ra. Tôi tự trách và dằn vặt bản thân mình vô cùng do chỉ vì tò mò mà xem trộm nhật kí của bạn. Có lúc tôi đã nghĩ rằng có thể tôi sẽ mãi mãi mất đi tình bạn này. Sáng hôm sau khi đến lớp, tôi nhìn thấy Hồng đã ở đến từ khi nào. Nhìn thấy tôi, Hồng mỉm cười và gọi tôi lại khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi xin lỗi bạn và Hồng đã tha thứ cho tôi. Sau sự việc đó, tôi tự hứa sẽ không bao giờ mắc lại sai lầm tương tự.

5. Đoạn văn tự sự ghi lại tâm trạng khi làm việc có lỗi với bạn ngắn gọn: 

Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được lỗi lầm mà tôi đã gây ra với Mạnh vào năm lớp 6. Lúc đó, tôi cùng mấy đứa bạn thân từ trong quán xiên bẩn đi ra thì thấy Mạnh – bạn cùng lớp đang cười tít mắt ngồi đếm tiền. Thằng Hùng – bạn tôi – chuyên gia đầu têu mấy trò nghịch ngợm, thấy vậy bèn trêu nghẹo: “Này thằng nhóc, trộm tiền ai mà vui thế”. Rồi bọn tôi cười to, tôi cũng hùa theo lấy đó làm vui lắm, còn thách đố với tụi nó xem Mạnh lấy tiền của ai. Sau đó cả bọn tiến lại gần Mạnh, tôi nhanh tay lẹ mắt giật số tiền trên tay cậu ấy rồi cả bọn hò reo chạy trốn thật nhanh. Thế nhưng về đến nhà tôi lại cảm thấy hối hận vô cùng. Cuối tuần đó, tôi được mẹ dẫn đi chơi thì tình cờ thấy Mạnh đang phụ mẹ bán ngô nướng ở đầu ngõ. Lúc ấy tôi vô cùng xấu hổ và dằn vặt. Tôi không biết làm sao để đối mặt với cậu ấy nữa. Tôi đem chuyện kể lại chuyện với tụi bạn thân, bọn chúng cũng ân hận cũng chẳng gì kém tôi. Bọn tôi quyết định góp tiền lại để ủng hộ Mạnh, số tiền cũng được kha khá. Sau đó tôi mang số tiền góp được cùng với số tiền lần trước lấy của cậu ấy đem trả lại cùng xin lỗi. Ai ngờ đâu khi thấy tôi nhận lỗi, Mạnh chỉ cười và nói sẽ tha thứ cho tôi. Thậm chí cậu ấy chỉ nhận lại số tiền bị tôi lấy lần trước, chứ nhất định không cầm số tiền ủng hộ kia. Tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn bao giờ hết. Từ đó, tôi cùng bọn bạn chơi thân với Mạnh hơn, thỉnh thoảng còn qua phụ giúp mẹ con Mạnh quạt ngô bán hàng nữa.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com