Đối tượng và khung tiêu chí đánh giá Đảng viên? Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên?
Đảng viên khi đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Để trở thành một đảng viên là cả quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của bản thân trên các mặt công tác, sinh hoạt nơi cộng đồng, thì kể từ thời gian đó Đảng viên phải nêu cao hơn nữa vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là tấm gương tốt cho quần chúng noi theo. Việc kiểm tra đánh giá đảng viên thường xuyên giúp cho Đảng viên nhìn lại bản thân nỗ lực cũng như việc tổ chức Đảng ghi nhận nỗ lực cũng như khen thưởng kịp thời.
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Đối tượng và khung tiêu chí đánh giá Đảng Viên:
Đối tượng: Đảng viên trong toàn Đảng trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Đối với cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy vẫn phải đánh giá, xếp loại chất lượng.
Các tiêu chí đánh giá Đảng viên mới nhất:
Cac tiêu chí bảo gồm: về tư tưởng chính trị; phẩm chất, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc.
Một là, là một người Đảng viên phải có tư tưởng chính trị vững chắc trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin học tập vào lao động theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; luôn chấp hành, tuyên truyền và vận động gia đình và người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuân thủ việc học tập theo các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng. Để đấu tranh với các tư tương phản cách mạng chống đối nhà nước là một đảng viên bạn phải có tư tưởng chính trị tốt lập luận sâu sắc tinh thần vững chãi.
Hai là, Đảng viên còn phải có phẩm chất đạo đức, lối sống. Đánh giá điều này thông qua kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; là trụ cột của nhân dân đất nước thì việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân chính là cốt lõi; luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ. việc lấy được lòng dân là vô cùng quan trọng, nước lên là thuyền lên, đoàn kết một lòng cùng đấu tranh chống phản động.
Ba là, không kể đến những tư tưởng và phẩm chất thì ý thức tổ chức kỷ luật ngay trong cơ quan tổ chức cũng vô cùng quan trọng. Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị;đóng đảng phí theo quy định; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú; trách nhiệm nêu gương của đảng viên. Muốn là một đảng viên ưu tú thì việc nề nếp ngay trong cách sống hoạt động thường ngày là một điều cần thiết nêu gương cho mọi người.
Bốn là, trong công việc thì tác phong, lề lối làm việc, Đảng viên cần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp tiếp nối truyền thống tương thân tương ái.
Cuối cùng kết quả đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân (nếu có).
Năm là, về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
Các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm để đánh giá kết quả. Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần có đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm về công việc của mình; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân…Kết quả này có thể được đánh giá, xếp loại bởi các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có). Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định của đảng, chính quyền, đoàn thể.
Sáu là, việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
– Bảy là, kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước.
– Tám là, kết quả kiểm điểm theo gợi ý của cấp có thẩm quyền (nếu có)
2. Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên:
* Về trách nhiệm thẩm quyền đánh giá xếp loại:
– Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở chủ trì tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đảng viên.
– Từng đảng viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng.
*Về xếp loại chất lượng đảng viên: Bám sát khung tiêu chuẩn đảng viên trong Hướng dẫn 21 và đảm bảo các điều kiện sau:
– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Đạt số điểm từ 90 điểm trở lên.
+ Là đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các đảng viên khác học tập, noi theo.
+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Xuất sắc”; các tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên.
+ Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Chú ý:
Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số đảng viên được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trong từng tổ chức cơ sở đảng.
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Có số điểm từ 70 đến dưới 90 điểm. Nếu thỏa mãn các tiêu chí sau:
+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.
+ Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
– Hoàn thành nhiệm vụ: Có số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm. Nếu thỏa mãn các tiêu chí sau:
+ Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.
+ Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.
– Không hoàn thành nhiệm vụ: Đảng viên có số điểm từ dưới 50 điểm hoặc thuộc một trong các trường hợp đã được xác định theo khung tiêu chuẩn các mức chất lượng trong Hướng dẫn 21. Nếu thỏa mãn các tiêu chí sau:
Là đảng viên không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Cấp có thẩm quyền kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
+ Chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
+ Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức xếp loại ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”.
+ Đảng viên bị thi hành kỷ luật trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần khi xếp loại).
Cách thức thực hiện tiến hành kiểm điểm
Thủ tục 1 : Tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng được quy định cụ thể cho từng đối tượng, đảng viên sẽ tự phân tích và cho điểm chất lượng (xác định cấp độ “Xuất sắc”, “Tốt”, “Trung bình”, “Kém” cho từng tiêu chí như đã nêu trên) và xem xét, tự nhận mức chất lượng trong Mẫu 02 sau đó báo cáo trước chi bộ trong cuộc họp kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm.
Thủ tục 2: Quyết định xếp loại chất lượng đối với đảng viên
– Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) tổng hợp mức tự xếp loại của đảng viên; ý kiến nhận xét của chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại của từng đảng viên. Chi bộ tiến hành thảo luận mức xếp loại do chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) đề xuất trước khi tiến hành bỏ phiếu.
– Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) tổ chức để đảng viên bỏ phiếu đề xuất mức xếp loại đối với từng đảng viên của chi bộ; sau đó, tổng hợp kết quả, đề xuất mức xếp loại chất lượng đối với từng đảng viên để báo cáo đảng ủy cơ sở.
– Bộ phận giúp việc cấp ủy tổng hợp, thẩm định báo cáo của các chi bộ trực thuộc để đảng ủy cơ sở xem xét quyết định xếp loại chất lượng đảng viên. Đối với chi bộ cơ sở do chi bộ quyết định xếp loại chất lượng đảng viên.
Phải kiểm điểm đầy đủ, nghiêm túc nội dung theo Hướng dẫn 21-HD/BTCTW. Trong đó tập trung kiểm điểm về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kết quả tu dưỡng, rèn luyện, “tự soi, tự sửa”, nêu gương và những điều đảng viên không được làm, biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, “lợi ích nhóm”. Kiểm điểm cá nhân và tập thể làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời chỉ rõ trách nhiệm cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể.