Làm di chúc tốn bao nhiêu tiền? Mức phí công chứng di chúc?

Di chúc hợp pháp khi nào? Làm di chúc tốn bao nhiêu tiền? Mức phí công chứng di chúc? Phí làm di chúc và công chứng di chúc?

Thừa kế có hai loại là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Đối với việc thừa kế theo di chúc, hiện nay, thông thường để làm di chúc, cá nhân thường đến văn phòng công chứng để thực hiện. Vậy làm di chúc tốn bao nhiêu tiền? Mức phí công chứng là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này. 

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Di chúc hợp pháp:

– Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 630 Bộ luật dân sự quy định cụ thể về di chúc hợp pháp như sau: Di chúc hợp pháp là di chúc đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Thứ nhất, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

+ Thứ hai, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định pháp luật.

+ Thứ ba, đối với di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

+ Thứ tư, đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

+ Thứ năm, đối với di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

+ Thứ sáu, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

2. Làm di chúc tốn có mất tiền không? 

Theo quy định tại Điều 627, Điều 628 Bộ luật Dân sự, hiện có hai hình thức lập di chúc là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. 

+ Về di chúc bằng văn bản thì có người làm chứng, không có người làm chứng, có công chứng và có chứng thực. Trong đó, di chúc có người làm chứng và di chúc không có người làm chứng thì thường người lập di chúc tự lập di chúc, tự lưu giữ và không cần xin xác nhận của bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào. Vậy nên, đối với các trường hợp này, lập di chúc sẽ không mất tiền.

+ Đối với di chúc có công chứng và di chúc có chứng thực thì người lập di chúc phải đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã và yêu cầu những tổ chức này xác nhận sự hợp pháp của di chúc.

Như vậy, có thể thấy, lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực và lập di chúc miệng sẽ phải nộp phí công chứng hoặc chứng thực. Còn lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng và không có người làm chứng thì không mất tiền.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn M, 67 tuổi. Trong suốt thời gian khi còn trẻ, ông đã làm việc rất chăm chỉ nên khi già, ông tích góp được khối lượng tài sản vô cùng lớn, bao gồm: Ba miếng đất tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, 2 căn hộ tại Hà Nội và 3 hecta đất trồng cao su tại Đắk Lắk. Cuối năm 2021, ông M phát hiện mình bị bệnh hiểm nghèo. Để tránh trường hợp con cái tranh giành tài sản sau khi mình chết, ông M đã ra văn phòng công chứng. Tại đây, ông soạn một bản di chúc với sự công chứng của công chứng viên và bản di chúc đó được công chứng tại đây. Như vậy, với loại di chúc này của ông M, việc phải ra văn phòng công chứng để công chứng là việc làm bắt buộc.

3. Mức phí công chứng di chúc:

Thực tế, đối với di chúc miệng hay di chúc có người làm chứng, rủi ro xảy ra trên thực tế rất cao. Rất nhiều trường hợp làm loại hình di chúc này, sau khi người để lại di sản chết, tranh chấp xảy ra rất nhiều. Vậy nên, hiện nay, để đảm bảo tính hợp pháp và tính pháp lý cao, đa số người lập di chúc lựa chọn công chứng di chúc. Theo đó, căn cứ Luật Công chứng, người lập di chúc sẽ bị mất những khoản tiền nhất định sau đây:

– Thứ nhất, người lập di chúc sẽ mất phí công chứng: 

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014, phí công chứng di chúc gồm phí công chứng di chúc, phí lưu giữ và phí công bố di chúc. Trong đó, mức phí liên quan đến công chứng di chúc được nêu tại Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC như sau:

– Phí công chứng di chúc: 50.000 đồng/di chúc.

– Phí lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/di chúc.

– Phí công bố di chúc: Hiện không có quy định cụ thể về phí công bố di chúc.

Như vậy, với việc công chứng di chúc, người lập di chúc sẽ phải trả những khoản tiền như trên cho việc công chứng di chúc của mình. 

– Thứ hai, người lập di chúc tại văn phòng công chứng sẽ phải trả thù lao công chứng: Việc trả thù lao công chứng được chia theo những trường hợp cụ thể. Theo đó: 

+ Đối với trường hợp thông thường: Khi tổ chức hành nghề công chứng soạn thảo, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản… liên quan đến công chứng di chúc thì người lập di chúc phải nộp thù lao theo thoả thuận với các bên với Văn phòng/Phòng công chứng. Tức ở đây, phía bên văn phòng công chứng đã làm các dịch vụ liên quan đến soạn thảo, in ấn giấy tờ. Công sức họ bỏ ra, do đó người lập di chúc phải tiến hành trả tiền cho họ tương ứng với giá trị thù lao mà họ bỏ ra.  Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 67 Luật Công chứng, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ quy định mức trần thù lao công chứng. Các tổ chức hành nghề công chứng không được vượt quá mức trần này. Cụ thể, tại Hà Nội: Thù lao soạn thảo di chúc tối đa là 01 triệu đồng (theo Quyết định 10/2016/QĐ-UBND). Tại TP. Hồ Chí Minh: Mức trần thù lao soạn thảo di chúc là 70.000 đồng/trường hợp với trường hợp đơn giản và là 300.000 đồng/trường hợp với trường hợp phức tạp; đánh máy, in ấn di chúc là 15.000 đồng/trang cho mọi trường hợp… (Căn cứ Quyết định 08/2016/QĐ-UBND).

+ Đối với trường hợp công chứng ngoài trụ sở : Công chứng ngoài trụ ở đây có thể hiểu là người lập di chúc không trực tiếp đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng viên công chứng di chúc giúp mình, mà do điều kiện sức khỏe hay điều kiện khách quan nào đó, họ mời công chứng viên về nhà hoặc địa điểm ngoài trụ sở công chứng để họ tiến hành thực hiện công chứng giúp.  Khi thực hiện công chứng ngoài trụ sở, người yêu cầu công chứng phải trả thêm chi phí để thực hiện việc này. Mức thù lao do các bên thỏa thuận. Có thể thấy, việc công chứng ngoài trụ sở tốn thời gian và công sức của công chứng viên hơn, nên thù lao công chứng mà người có nhu cầu công chứng cần phải trả cho công chứng viên sẽ cao hơn so với việc lập di chúc và công chứng tại văn phòng công chứng (tức tại trụ sở).

Ví dụ: Bà Phạm Thị G 80 tuổi. Bà muốn làm di chúc để lại tài sản cho con cháu. 80 tuổi song trí tuệ của bà hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn. Bà G chỉ bị liệt chân, khó khăn trong việc di chuyển. Vậy nên, để làm di chúc và thực hiện công chứng di chúc, bà G đã mời công chứng viên tại văn phòng công chứng tại địa phương vào nhà mình. Tại đây, trước sự chứng kiến của công chứng viên, bà Phạm Thị G đã làm di chúc. Theo đó, bà để lại đất và căn nhà nơi bà đang sống cho con trai cả là anh Nguyễn Văn B, một miếng đất tại thành phố Hồ Chí Minh cho con gái thứ là chị Nguyễn Thị K. Sau khi bà G làm di chúc xong, công chứng viên đã tiến hành chứng thực nội dung của bản di chúc đó. Bản di chúc có hiệu lực. Theo thỏa thuận ban đầu, bà G trả thù lao công chứng ngoài trụ sở cho văn phòng công chứng số tiền là 15.000.000 đồng (15 triệu đồng). 

Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh có quy định mức trần công chứng ngoài trụ sở tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND như sau: Cách trụ sở tổ chức hành nghề công chứng dưới 05 km thì mức trần là 500.000 đồng/lần; từ 05 km trở lên thì thù lao công chứng ngoài trụ sở là 500.000 đồng + 30.000 đồng/km vượt quá km thứ năm nhưng tối đa là 1,2 triệu đồng/lần. Ngoài phạm vi Thành phố: Đi về trong buổi thì mức thù lao là 1,5 triệu đồng/lần; đi, về trong ngày làm việc thì mức trần thù lao là 02 triệu đồng/lần và nếu đi, về không trong ngày làm việc thì mức trần thù lao này là 2,5 triệu đồng/lần.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com