Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh siêu hay (Lớp 8)

Giới thiệu về tác giả Tế Hanh? Giới thiệu về tác phẩm Quê hương? Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh số 1? Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh số 2? Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh số 3? Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh số 4?

Bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh là một bài học quan trọng trong môn học Ngữ Văn lớp 8. Mời các thầy cô và các em học sinh tham khảo bài viết dưới đây về Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh siêu hay.

1. Giới thiệu về tác giả Tế Hanh:

Tế Hanh tên thật Trần Tế Hanh, sinh năm 1921 mất năm 2009, quê tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới và sau giai đoạn cách mạng tháng Tám năm 1945 với những lời thơ tinh tế, trữ tình và giàu tình cảm về tấm lòng với quê hương đất nước.

Ông bắt đầu quá trình sáng tác thơ từ thuở còn rất sớm và đã trở thành cây bút nổi bật trong phong trào Thơ mới với tập thơ Nghẹn ngào đã xuất sắc giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tế Hanh đã tích cực tham gia Mật trận Việt Minh kể từ tháng 8 năm 1945, với vị trí công tác ở lĩnh vực văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Ông cũng là một Ủy viên giáo dục tiêu biểu trong Ủy ban lâm thời của thành phố Đà Nẵng sau năm 1945.

Có thể nói rằng, nhà thơ Tế Hanh là một “bông hoa nở muộn” trong phong trào nghệ thuật mang tên Thơ mới. Trái với các các đề tài, siêu thực, siêu hình của phong trào Thơ mới thì thơ Tế Hanh đã bắt đầu đi vào các đề tài vô cùng sâu sắc hấp dẫn đọc giả bằng lời thơ của sự chân chất và tình cảm tha thiết. Thơ Tế Hanh không tập trung vào một thế giới riêng với bao vui buồn, đau thương, tuyệt vọng như những nhà thơ khác mà khai thác về những khuôn mặt lớp học trò dễ thương, đáng yêu với những cảm xúc chân thật, dịu dàng khiến người đọc luôn nồng nhiệt đón nhận.

Những tập thơ nổi bật của tác giả Tế Hanh bao gồm: Nghẹn ngào (1939), Hoa niên (1944); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Gửi miền Bắc (1958); Bài thơ tháng bảy (1961), Hai nửa yêu thương (1963); Đi suốt bài ca (1970), Câu chuyện quê hương (1973); Giữa những ngày xuân (1977), Con đường và dòng sông (1980); Tế Hanh tuyển tập (1987); Vuờn xưa (1992); Em chờ anh (1993 ); Tuyển tập Tế Hanh (tập 2, 1997) tiêu biểu với những bài thơ như: Lời con đường quê, Chiếc rổ may, Quê hương, Quảng Ngãi, Người đàn bà Ninh Thuận, Nhớ con sông quê hương, Em ở đâu, Hà Nội vắng em, Vườn xưa, Bài thơ tình ở Hàng Châu, Bão, Văn xuôi cho em…

Bên cạnh sáng tác thơ, với khả năng thành thạo Pháp văn và sự quan tâm đặc biệt đến các tác phẩm Nga – Xô, Hunggari, Tây Ban Nha, Iran,Đức, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Séc, Mỹ, Haiti, Mađagaxca, Thụy Điển, Inđônêxia… Tế Hanh đã trở thành dịch giả xuất sắc, có đóng góp quan trọng với nền văn học dân tộc.

2. Giới thiệu về tác phẩm Quê hương:

Bài thơ viết năm 1939, khi nhà thơ Tế Hanh đang học tập tại vùng Huế thơ mộng là kỉ niệm thời niên thiếu của nhà thơ Tế Hanh với vùng đất làng chài lưới của mình yêu thương và gắn bó. Bài thơ được rút ra trong tập thơ mang tên Nghẹn ngào (xuất bản năm 1939) và sau đó được in lại trong tập thơ Hoa niên (xuất bản năm 1945). Bài thơ “Quê hương” được sáng tác bằng tất cả tấm lòng chân thành, tình yêu mến quê hương đất nước, những con người lao động cần cù và cả khung cảnh thiên nhiên đất nước vừa thơ mộng vừa hùng tráng.

Có thể nói dòng sông thơ của tác giả Tế Hanh là dòng chảy qua nhiều vùng của đất nước, đã phản ánh một tấm lòng chân thành và tha thiết về bức tranh cuộc sống xã hội rộng lớn cũng như  những tâm tư tình cảm của chính tác giả. Bài thơ Quê hương là một lời giới thiệu đầy trữ tình của tác giả về chốn làng chài nơi vùng quê đất Huế mình. Khung cảnh bài thơ hiện lên trong khoảng thời gian vào một buổi sáng bình minh đẹp trời, cảnh những người dân lao động làng chài đang hăng say đưa con thuyền ra khơi để mang về những mẻ cá tươi sống và đầy ắp nhất. Hình bóng con thuyền mạnh mẽ vươn mình ra khơi được ví như con tuấn mã trẻ đẹp và tràn đầy sức sống với cánh buồm trắng tinh căng phồng đón no gió biển lại được so sánh với mảnh hồn làng quê luôn rực sáng lên vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn. Những người dân làng chài ở nơi đây được khắc nét vô cùng khỏe khoắn, vui vẻ và căng tràn sức sống. Qua những hình ảnh tươi đẹp đó, tác giả Tế Hanh bày tỏ nỗi lòng chân thành, da diết về tấm lòng nhớ làng, nhớ mùi biển cả quê hương.

3. Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh số 1:

Trong tác phẩm mang tế Thi nhân Việt Nam, tác giả Hoài Thanh – Hoài Chân đã ca ngợi nhà thơ “Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi…” Quê hương là một bài thơ toàn bích tuyệt đẹp được khắc nét nên bởi những lời thơ mang đậm hương vị tha thiết của làng quê đất nước, và bằng tuổi trẻ giàu nhiệt huyết, tràn đầy tình yêu thương và khát vọng của nhà thơ Tế Hanh. Tài năng và kinh nghiệm sáng tác, làm việc đã mang lại cho tác giả Tế Hanh một cái nhìn sâu sắc hơn về hình ảnh chiếc thuyền đang căng mình đón gió biển để ra khơi với ước vọng mang nhiều cá tôm về nhất cho người dân lao động nơi đây.

4. Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh số 2:

Tác giả Vương Trí Nhàn đã từng giành nhiều lời viết chân thành, sâu sắc về nhà thơ Tế Hanh trong tác phẩm Cây bút đời người : “Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một sự hấp dẫn lạ lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng không có lúc nào làm chủ thi đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ông vẫn có chỗ của mình. Tập Nghẹn ngào từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945, ông vẫn làm thơ đều đều, những tập thơ mỏng mảnh, giọng thơ không có gì bốc lên nồng nhiệt, nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng nhớ, khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ ngay đến Tế Hanh.” Quả đúng là như vậy khác với những tiếng nói thơ ca của các tác giả Chế Lan Viên, Huy Cận… thì nỗi lòng trong thơ Tế Hanh mang nét trong trẻo với những nỗi buồn lớn cho quê hương, đất nước. Với tinh thần ấy Tế Hanh đã viết nên những dòng thơ chân tình trong bài thơ Quê hương. Bài thơ lấy chủ đề về nhớ thương quê hương đất nước nơi mình sinh ra lớn lên, đây là chủ đề tâm thường thấy trong các bài thơ trữ tình của Tế Hanh. Bài thơ mang âm điệu da diết sâu lắng với những nỗi buồn dịu nhẹ đã khắc họa nên bức tranh làng chài với những dân lao động hăng say làm việc trên nền bức tranh thiên nhiên kì vĩ tuyệt đẹp.

5. Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh số 3:

Nhắc đến Tế Hanh, người ta thường hay nhận xét: Thơ ông hiền hòa, tươi mát như làng Đông Yên quê hương, trong vắt như con nước sông Trà Bồng luôn xuôi chảy một dòng. Những tác phẩm thơ ca của tác giả Tế Hanh là những câu chuyện được khắc họa bằng thứ tình cảm chân thành, tha thiết dưới ánh sáng của nghệ thuật, là sự kết hợp hài hòa duyên dáng giữa bút pháp miêu tả mô tả và kể chuyện tâm tình. Điều đó được bộc lộ rõ thông qua tác phẩm thơ Quê hương, tác phẩm nằm trong tập thơ mang tên Nghẹn ngào (xuất bản năm 1939) và sau đó được in lại trong tập thơ Hoa niên (xuất bản năm 1945). Tác phẩm sử dụng giọng điệu thơ trữ tình, có tác dụng nghệ thuật cao khiến đọc giả rung động với hình ảnh quê hương làng chài cùng người dân màn nét đẹp lao động vừa trữ tình vừa hào hùng, vĩ đại. Cả đời họ gắn liền với con thuyền ngày đêm ra khơi đánh cá, với sông nước và đó là những hình ảnh thân thương luôn in đậm trong tâm trí của tác giả – người con đã từng gắn bó tuổi thơ thời niên thiếu với vùng đất nơi đây.

6. Mẫu mở bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh số 4:

“Có một đề tài, trở đi trở lại như một lời khấn khứa, càng viết nhiều, càng hay”. Có lẽ là lời nhận xét đúng nhất khi người ta nhắc đến chủ đề quê hương trong thi ca văn học Việt Nam. Ta từng nghe không ít lần cảm nhận hình ảnh một quê hương gắn với con sông, chùm khế, với những đứa trẻ ngây dại đang chơi đùa hay là hình ảnh quê hương đang căng mình chiến đấu trong những năm kháng chiến ác liệt hoặc là tấm lòng khắc khoải của người con khi phải rời xa quê hương. Đến với bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh người đọc lại cảm nhận về một quê hương làng chài bình yên với con thuyền luôn chăm chỉ ra khơi, với người lao động cần mẫn bắt từng mẻ cá lớn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com