Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù? Hướng dẫn phân tích tác phẩm Chữ người từ tù của Nguyễn Tuân? Phân tích chữ người tử tù của Nguyễn Tuân hay nhất? Nhận xét chung? Một số đề bài về tác phẩm chữ người tử tù?
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một trong những tác phẩm hay nhất của Nguyễn Tuân. Đây là một trong những tác phẩm trọng điểm của sách Ngữ văn lớp 11. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc hướng dẫn viết bài và mẫu bài văn phân tích Chữ người tử tù hay và mới nhất.
1. Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù:
Huấn Cao là người cầm đầu trong cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhưng do khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt và bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà lao. Trước khi Huấn Cao được chuyển đến, biết trong danh sách có ông Huấn Cao một người nổi tiếng là viết chữ đẹp được ví như rồng bay phượng múa, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã đối xử với ông và những người đi cùng ông với phong thái đầy kính cẩn. Sở dĩ viên quản ngục đối xử với ông như vậy là muốn xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng sao một thời gian tiếp xúc, Huấn Cao đã hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho Viên Quản ngục chữ vào cái đêm trước khi ông bị đem ra pháp trường. Trong đêm cho chữ, ông Huấn cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho “thiên lương” trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
2. Hướng dẫn phân tích tác phẩm Chữ người từ tù của Nguyễn Tuân:
2.1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác?
Nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987)
– Ông vừa là một nhà văn lớn, lại là một người nghệ sĩ tài hoa dành cả cuộc đời cho cái đẹp
– Ông thường sáng tác theo phong cách bút ký và tản văn.
2.2. Thân bài:
Phân tích bài Chữ người tử tù chi tiết
Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao chữ người tử tù
– Hoàn cảnh: Nhân vật Huấn Cao đảm nhiệm vai trò là viên quan trông coi việc dạy học tại một huyện và được mô tả như một vị anh hùng thất thế.
– Hình ảnh nhân vật Huấn Cao được thể hiện gián tiếp dưới góc nhìn của quan quản ngục và thầy văn:
+ Với viên quản ngục: Huấn Cao là “một ngôi sao. .. không xác định”, “một ngôi sao. .. vũ trụ”.
+ Có khả năng “bẻ khoá và vượt ngục” => Một người như ông “văn võ toàn tài”.
=> Viên quản ngục hết sức kính trọng Huấn Cao và tôn thờ Huấn Cao như một bậc hiền nhân.
– Huấn Cao hiện lên trên ba khía cạnh:
+ Một người nghệ sĩ tài hoa với khả năng vẽ thư pháp tuyệt đẹp:
+ Một con người mang nét khí phách kiên cường, bất khuất của một vị anh hùng cái thế.
+ Đáng quý hơn hết là cái tâm vô cùng trong sáng nơi ông.
Hoàn cảnh: Cuộc sống quay quanh giữa chốn trần gian, nơi mà “người ta sống. .. bẩn thỉu”, “một đống cặn bã” => nơi mà con người ta dễ nhận thấy bản chất ác độc của mình nhất và cũng sẽ dễ bị nhiễm những điều tàn bạo, xấu xa nhất.
Phân tích nhân vật viên quản ngục
– Ngược lại hoàn toàn khi viên quản ngục lại là con người có “tính cách dịu dàng. .. người ngay”, “cả một thanh âm. .. xô bồ”, một con người “thuần khiết” => Phân tích với thủ pháp trữ tình, sẽ càng khắc hoạ rõ chân dung của một con người mang tâm hồn trong sáng, lương thiện luôn biết giữ mình, không bị môi trường sống làm biến đổi bản thân và cốt cách thanh tao của mình.
– Nhân vật viên quản ngục hiện lên trên hai phương diện:
+ Viên quản ngục là người đam mê và trân trọng cái đẹp.
– Phân tích nét đẹp của cảnh cho chữ
2.3. Kết bài:
– Tổng kết lại vấn đề, nêu ngắn gọn cảm nhận của bản thân khi học tác phẩm
– Giá trị tác phẩm và tài năng của Nguyễn Tuân trong lòng bạn đọc.
3. Phân tích chữ người tử tù của Nguyễn Tuân hay nhất:
Nguyễn Tuân được coi là “nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời kiếm tìm cái đẹp”, ông có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng ông thoát li hiện thực để nhớ lại một thời vang bóng và tập Vang bóng một thời chính là tập truyện tiêu biểu nhất về phong cách của ông trước cách mạng. Trong đó ta không thể không nhắc đến Chữ người tử tù với sự tôn trọng thú viết chữ đẹp truyền thống. Nguyễn Tuân là một cây bút để lại dấu ấn đặc sắc trong nền văn học nước nhà, ông nổi tiếng và được người đọc biết đến qua các bài bút và kí. Là một nhà văn theo “ chủ nghĩa xê dịch”, trong những câu văn cuả Nguyễn Tuân luôn có sự khám phá những vẻ đẹp trước nay ít người để ý đến và có những nét đột phá riêng làm lên tên tuổi của Nguyễn Tuân. Trong các tác phầm làm lên tên tuổi của Nguyễn Tuân không thể không kể đến tác phẩm Chữ người tử tù. Đây là một trong số những tác phẩm để lại dấu ấn cũng như tên tuổi của Nguyễn Tuân trong nền văn học nước nhà.
Chữ người tử tù được đăng trong tuyển tập Vang bóng một thời xuất bản năm 1940 và tác phẩm khi xuất hiện trên tạp chí Tao đàn có tựa Những chữ cuối cùng, sau in thành sách tên là Chữ người tử tù. Tác phẩm đã truyền tải đầy đủ tư tưởng của tác giả, cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm. “Chữ” là biểu tượng của cái tốt, cái tài sáng tạo nên cái mới và cần được kính trọng, tôn vinh. “Người tử tù” là hiện thân của cái xấu xa, cái tàn ác, nhất thiết phải loại trừ khỏi xã hội. Ngay từ tiêu đề đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn tạo thành tình huống truyện kịch tính, khơi gợi được trí tưởng tượng của người đọc. Qua đó làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi cái đức và cái tài, khẳng định tính vĩnh cửu của vẻ đẹp trong xã hội.
Tác phẩm có tình huống gặp gỡ rất mới, lạ lẫm, chúng diễn ra trong môi trường xã hội hiện đại ở những giờ phút cuối cùng của người tử tù Huấn Cao, một người với ý chí kiên cường và tài năng lớn song không gặp thời. Vị thế xã hội của hai nhân vật cũng có sự thay đổi. Huấn Cao đã tử từ, muốn phá hoại trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, đại diện cho luật pháp, trật tự xã hội đương thời. Nhưng ở góc độ xã hội, vị thế của họ đều đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người phát minh ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và quý trọng cái đẹp hơn người sáng tạo ra cái đẹp. Đó là mối quan hệ rất mật thiết gắn bó với nhau. Với tình huống truyện đầy hấp dẫn, đã giúp câu chuyện phát triển logic, hợp lí đẩy lên đến cao trào. Qua đó giúp bộc lộ tính cách nhân vật và làm nổi bật thông điệp của truyện: Sự bất tử của cái đẹp, Sức mạnh chiến thắng của cái đẹp. Sức mạnh chiến thắng và cảm hóa trước nét thanh thuần thoát tục của cái đẹp.
Nguyễn Tuân khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao ở các bình diện để thấy hết những vẻ đẹp thanh cao đạt đến chân – thiện – mỹ của một người tài hoa bậc nhất. Trước tiên, nhà văn miêu tả Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa, nổi danh khắp chốn. Huấn Cao là con người có bản lĩnh hơn người, ông không chịu khuất phục trước quyền lực và danh lợi. Ông không dùng ngòi bút của mình để đánh đổi quyền lực lấy danh lợi, có rất nhiều người muốn mua chữ của ông nhưng ông không bán vì theo chia sẻ của Huấn Cao thì cả cuộc đời ông, ông chỉ cho chữ những người tử tế, đáng kính và những người biết quý trọng, hưởng thụ cái đẹp. Đây cũng là lý do vì sao Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt – trong ngục tù và ông cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của người quản ngục. Ông xuất hiện thấp thoáng trong hình ảnh của quan quản ngục cùng thầy thơ văn, là người mà “vùng tỉnh Sơn ta đều ca ngợi cái tài viết chữ cực nhanh và siêu giỏi”, chẳng những thế ông còn có khả năng “bẻ khoá và vượt ngục”. Huấn Cao hiện lên trong truyện quả thực là một người “văn võ song toàn”, có tất cả những tư chất của một người anh hùng tài ba. Tác giả giới thiệu Huấn Cao với những miêu tả trên là cũng có ý đồ tốt, nhưng ông muốn giữ cho nhân vật của mình bộc lộ hết sức tự nhiên mà không khiên cưỡng, từ đó giúp người đọc cảm nhận được hình tượng nhân vật và tư tưởng đã truyền đi khắp thiên hạ, khi nhớ đến tên tuổi thì viên quản ngục lẫn thầy thơ lại đều đã từng nghe qua. Cái hào hoa, lãng tử của ông Huấn cao lại được biểu hiện rõ nét nhất khi viên quản ngục bất chấp hiểm nguy, gian khổ với mong muốn có được chữ của ông, chữ ông “đẹp lắm, sáng lắm” chỉ cần có một đôi câu đối của Huấn Cao treo trong nhà coi như là “y đã mãn nguyện” bội phần, dường như trên đời sẽ chả có gì có thể làm cho vị quản ngục hạnh phúc hơn thế nữa.
Ngoài nhân vật trung tâm Huấn Cao, Nguyễn Tuân cũng xây dựng cả một tuyến nhân vật viên quản ngục, một người yêu thích vẻ đẹp và tâm hồn hào hoa nghệ thuật nhưng lại đi lạc vào chốn bẩn thỉu, tục tĩu. Nhà văn xây dựng đồng thời hai nhân vật chính diện song song soi chiếu cho nhau toả sáng với vẻ đẹp tâm hồn cao thượng. Viên quản ngục đã chọn nhầm nghề nghiệp, ông là “một thanh âm trong trẻo xen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật thì lộn xộn ồn ào”. Như cách mà tác giả ví von “Ông trời nhiều khi chơi ác, mang cả những điều thánh thiện vào giữa một đống cặn bã”. Thật đáng trân trọng sống giữa một xã hội rối ren, loạn lạc mà luôn giữ được tâm hồn mình không bị chìm lấp trong bùn lầy, ông ấy đã biết trân trọng điều thiện, biết nể trọng người khác, là sự dũng cảm bất chấp nguy hiểm.
Người cho chữ ở đây là Huấn Cao, nhưng trái với hình ảnh của các tao nhân mặc khách khi cho chữ, Huấn Cao không được thoải mái, tự do về thân thể hay uống rượu thưởng trà mà cổ đeo nẹp chân bị xích vẽ, trong tư thế khó khăn đó, hình ảnh Huấn Cao cho chữ hiện lên càng sáng và có sức hút hơn bất kì nơi nào khác. Làm sao mà trong chốn lao tù lại có thể tồn tai một vẻ đẹp nhân văn như thế? Huấn Cao tựa như bông sen tỏa ngát hương giữa chốn sình lầy tăm tối, tại nơi không ai có thể ngờ đến đó đã tạo lên những dòng chữ vuông vức đẹp đẽ trên giấy trắng. Người có nhu cầu xin chữ là viên quản ngục – người có hứng thú với cái tài do Huấn Cao nghĩ ra. Điều đặc biệt ở đây là địa vị của người cho chữ và kẻ xin chữ cũng hoàn toàn trái ngược, nếu như Huấn Cao là tên tử tù nguy hiểm bị biệt giam thì viên quản ngục chính là người cai quản nhà ngục có nhiệm vụ bắt giữ những kẻ tử tù khác.
Cảnh cho chữ được diễn ra trong một không gian và thời gian hết sức đặc biệt, nơi Huấn Cao viết nên những dòng chữ “to lắm, đẹp lắm” không phải nơi phòng ốc sạch sẽ, cũng không phải nơi phong cảnh hữu tình như mọi khi mà lại là không gian u ám, ngột ngạt của ngục tù “một buồng tối, chật chội ẩm thấp, tường đầy rẫy mạng nhện, tổ kiến, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Thời gian viết chữ sao cũng rất đặc biệt, đó không phải ban ngày hay bất kì thời điểm nào khác trong ngày mà lại là giữa đêm khuya khoắt, khi bóng tối đã bao trùm lên toàn bộ cảnh vật , khung cảnh nhà giam đìu hiu tăm tối được soi sáng bằng ánh nến hiu hắt và khi mọi người đã đi vào giấc ngủ- đấy là thời điểm mà viên quản ngục xin chữ của Huấn Cao. Huấn Cao lựa chọn thời điểm đặc biệt này phải chăng là để bảo vệ vị quản ngục tránh khỏi những tai tiếng không đáng có. Hay là do chỉ trong khung cảnh và thời điểm đó là thích hợp nhất và tránh khỏi sự quấy nhiễu và xao nhãng bởi những hoạt động xung quang? Cảnh ngục tù là nơi của những cám dỗ, sự dối trá và các trò chơi xấu nhau, là nơi của những tiếng đánh đập chửi bới và đe dọa. Có thể nói khung cảnh chốn ngục tù đầy cay nghiệt đó lấy đâu ra chỗ cho sự thăng hoa và giao thoa của trí tuệ. Huấn Cao không muốn một con người tốt đẹp như viên quản ngục bị rơi vào vòng xoáy của những thị phi đen tối đó.
Tác phẩm đã tạo nên một tình huống truyện hết sức đặc biệt. Với cách xây dựng nhân vật này, mỗi một nhân vật đều có vẻ đẹp riêng, trí tuệ, khí phách và lòng trọng người tài. Đồng thời, tác phẩm cũng thành công khi Nguyễn Tuân đã gợi nên một không khí xa xưa đến giờ vẫn còn nguyên vẹn. Nhịp điệu các câu văn nhẹ nhàng, chậm rãi góp phần làm tái hiện không khí hoài cổ của tác phẩm. Lối viết tương phản được vận dụng linh hoạt, uyển chuyển.
4. Nhận xét chung:
Như vậy thông qua tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự tất yếu chiến thắng của cái thiện, cái đẹp trước cái xấu xa, ác độc. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả trước những giá trị văn hoá dân tộc, thông qua việc trực tiếp bày tỏ lòng yêu nước và sự tôn thờ, đề cao cái đẹp dù cái đẹp đó có đang bị giam cầm kìm hãm vẫn không thể nào cái đẹp bị tù túng và ngừng tỏa sáng. Với kỹ thuật xây dựng tình huống tuyệt đẹp và ngôn ngữ tinh tế đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
5. Một số đề bài về tác phẩm chữ người tử tù:
Đề 1: Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” / Nguyễn Tuân và “Hai đứa trẻ” / Thạch Lam.
Đề 2: Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
Đề 3: Phân tích truyện ngắn “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân.
Đề 4: Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong” Chữ người tử tù”
Đề 5: Phân tích hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn” Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân