Phân tích nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ hay chọn lọc

Tác giả Nguyễn Tuân? Tác phẩm Chữ người tử tù? Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù? Phân tích nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ hay chọn lọc? Nhận xét chung?

Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Với tình huống truyện độc đáo trong đó có cảnh Huấn Cao cho chữ là một trong những tình huống truyện vô cùng đặc sắc và để lại dấu ấn khố thể nào quên trong lòng bạn đọc. Trong tác phẩm chữ người tử tù nổi bật lên nhân cách sáng ngời và tài năng vượt bậc của người tử tù Huấn Cao. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc cách làm và mẫu văn phân tích nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ hay nhất và mới nhất.

1. Tác giả Nguyễn Tuân:

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987. Ông là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Nguyễn Tuân có sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt- một bậc thầy ngôn ngữ.

Phong cách nghệ thuật: 

– Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo và sâu sắc.

– Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân được thâu tóm trong một chữ “ngông “

Các tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940) , Tuỳ bút sông Đà (1960) , Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972) , . .

2. Tác phẩm Chữ người tử tù:

Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng được in trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó được xuất bản trong tập Vang bóng một thời và lấy tên là Chữ người tử tù.

Chữ người tử tù được coi là một trong các câu truyện hay nhất của tập sách.

3. Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù:

3.1. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là người nghệ sĩ suốt đời kiếm tìm cái đẹp với phong cách hào hoa, uyên bác.

– Giới thiệu về tập truyện “Vang bóng một thời “: một trong những tập truyện nổi tiếng nhất của Nguyễn Tuân, nhân vật chủ yếu là các văn nghệ sĩ tài năng, uyên bác.

– Giới thiệu sơ lược về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

3.2. Thân bài:

Huấn Cao – người nghệ sĩ tài ba:

– Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

– Tài năng của ông đã được nhắc tới một cách kính trọng trong buổi trò chuyện với quản ngục và binh lính:

+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “cực đẹp và rất khéo”

+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. .. có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”

– Sự tài hoa thể hiện trong cảnh viết chữ: “một người tù cổ đeo còng, chân bị xích đang giậm tô nét chữ”  Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ của nghệ thuật thư pháp.

Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, kiên cường:

– Huấn Cao là thủ lĩnh của cuộc nổi dậy chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam vào ngục đợi hành quyết nhưng khí chất của ông, cách nhìn đời của ông vẫn hiên ngang, kiên cường, không chút sợ hãi.

– Khí phách hiên ngang ấy thể hiện ngay trong buổi trò chuyện với quản ngục:

+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

+ coi nhà tù thực dân như chỗ không người, “ra tay phá cũi mở chuồng ngay”, có tài đột nhập vượt ngục

 – Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm vải trắng còn vẹn nguyên nước hồ” trong tình trạng “cổ đeo khăn, chân bị xích” ở chốn tù ngục tăm tối là biểu trưng cho tài năng, khí phách, trí tuệ

– Thành biểu trưng cho sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối, của vẻ đẹp cái cao thượng đối với cái thiện, dơ bẩn

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao:

– Đặt nhân vật trong tình huống truyện đặc biệt: cuộc gặp gỡ của Huấn Cao với quản ngục và quan viên. Đó là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan quản ngục, những con người cách xa nhau về thân phận và giai cấp nhưng đó lại là cuộc gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài.

– Nghệ thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa vẻ đẹp của sự cao cả và tàn bạo, dơ bẩn. Đặc biệt là cảnh cho chữ.

– Ngôn ngữ mô tả nhân vật giàu chất biểu cảm: sử dụng nhiều từ Hán – Việt và lời nói mang âm hưởng của quá khứ tô đậm thêm không khí, nét đẹp của một thời vang bóng đã qua.

3.3. Kết bài:

– Tổng kết lại vấn đề, ý nghĩa hình tượng Huấn Cao

– Vẻ đẹp của cảnh cho chữ

– Nhận xét, cảm nhận của người viết

4. Phân tích nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ hay chọn lọc?

Chữ người tử tù là một trong số ít những tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Nguyễn Tuân, tạo tiếng vang trong đời sống văn chương Việt Nam vì bối cảnh truyện và hình tượng nhân vật Huấn Cao được xây dựng một vẻ đẹp của bậc trí giả Bắc Hà, dẫu trong chốn lao tù nhưng vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của Huân Cao luôn toả sáng rực rỡ, với một nét gì đó có phần hơi “ngông”, một tính cách có nét gì đó rất Nguyễn Tuân.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng cho nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống đối triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được xây dựng trên hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và quá đỗi thông minh.

Huấn Cao là một con người tiêu biểu cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một Nho sĩ đến vẻ kiêu hãnh phi thường của một bậc trượng phu và tấm lòng nhân hậu của một người biết trân trọng cái tài, cái đức. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không những là ký hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện nhân cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện trong cuộc trò chuyện với quan quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao cũng được thể hiện qua lời người dẫn chuyện và trong ý nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, to lắm”, nét chữ đều thể hiện khí phách oai hùng, ngang dọc bốn phương. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục mơ ước suốt đời. Viên quản ngục phải “mất ăn mất ngủ “; không tiếc tính mạng của mình mới có được chữ của Huấn Cao – xem nó” một vật báu ở trên đời “.Chữ là “vật báu trên đời” thì đương nhiên chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường độc nhất vô nhị, là kết tinh tất cả trí tuệ, khí linh của đất trời tụ về mà nên. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng thua kém gì. Ông là con người có tài tâm vẹn toàn.

Cảnh “cho chữ” diễn ra vô cùng hoàn hảo, đây là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “đầu đeo gậy, chân vướng đinh” đang “đậm tô từng nét chữ trên miếng lụa bạch tuyết” với tâm trạng ung dung tự tại. Huấn Cao đang dồn mọi tâm huyết vào mỗi nét chữ. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương xót của người xem. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù ấy bỗng nhiên trở nên có quyền uy với những người đang gánh trách nhiệm của xã hội. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay nơi ở mới. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông rực rỡ, nó nói lên được cái hoài bão ngang dọc của một đời người. .. Ở đây, khó giữ tâm mình luôn thanh thản và rồi cũng sẽ biến mất cái cuộc đời này.

Theo Huấn Cao, cái thiện chẳng thể ở lại với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản tính thiện, nhân cách trong sáng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói đi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa đó dẫu đã ra đi mãi mãi song để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với những ai đã nhìn, đã thấy, đã từng được chiêm ngưỡng nét chữ của ông. Sống trên thế gian này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì chính nghĩa; đã dẹp tan bóng tối hắc ám của cõi đời này. Chính Nghĩa, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử.

Có thể nói rằng, Huấn Cao là nhân vật vĩ đại nhất của đời văn Nguyễn Tuân. Huấn Cao cũng như một kẻ tài hoa tài tử hay gặp trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Tuân, trong hình tượng Huấn Cao có sự hoà quyện trên mức chuẩn mực của một đấng tài hoa nghệ sĩ, một bậc anh hùng nghĩa khí và một con người ngời sáng thiên lương.

5. Nhận xét chung:

Nhà văn Nguyễn Tuân với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo và tài năng sử dụng ngôn từ điêu luyện đã xây dựng tuyến nhân vật đặc sắc trong tác phẩm Chữ người tử tù. Trong đó hình tượng nhân vật chính Huấn Cao đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc bởi tài năng và trí tuệ sáng ngời. Dù trong cảnh ngục tù tối tăm nhưng không có thể ngăn nổi tài năng đó tỏa sáng. Nguyễn Tuân đã xây dựng một nhân vật hoàn hảo, quả xứng với danh xưng nhà văn yêu cái đẹp, suốt đời tìm kiếm cái đẹp mà độc giả đã dành tặng cho ông.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com