Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù hay

Mở bài Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù? Thân bài Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù? Kết bài Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù? Bài văn mẫu Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù? Một số các đề bài liên quan đến tác phẩm Chữ người tử tù?

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa khi không chỉ phát hiện ra những phẩm chất cao đẹp nhất trong những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất mà ông còn khám phá ra cái đẹp trong cả những nhân vật bình thường nhất như nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù. Dưới đây là bài viết tham khảo về Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù.

1. Mở bài – Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù:

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân:

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và trưởng thành tại Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng với sở trường là sáng tác thể loại tùy bút và ký biệt tài xuất sắc trong việc sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ tiếng Việt. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân chuyên viết về những thú chơi điêu luyện của con người, đặc biệt là quan tâm đến tài nghệ của từng cá nhân trong mọi lĩnh vực. Và Chữ người tử tù là truyện ngắn nổi bậc nhất của ông trong thời kỳ này.

Giới thiệu về truyện ngắn “Chữ người tử tù”:

Truyện ngắn lần đầu tiên in trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938 với tên là Dòng chữ cuối cùng. Sau khi được in trong tập Vang bóng một thời  (xuất bản năm 1940) đổi thành Chữ người tử tù.

Chữ người tử tù là sản phẩm sáng tạo sau những ngày tháng kiếm tìm và khám phá về hình mẫu nhân vật lý tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông đặt rất nhiều tâm đắc vào những cái tài hoa bị ẩn dấu trong cuộc đời con người. Trong tác phẩm Nguyễn Tuân khai phá vẻ đẹp tài hoa của nhân vật trung tâm là Huấn Cao với biệt tài viết chữ thư pháp rất đẹp.

Giới thiệu nhân vật viên Quản ngục:

Nếu người nghệ sĩ Huấn Cao luôn mang trong mình vẻ đẹp thiên lương và sự ý thức được cái tài hoa viết chữ thư pháp của mình, thì viên quản ngục lại là con người luôn trân quý cái đẹp, tấm lòng biệt nhỡn liên tài, với ước muốn chân thành được xin được nét chữ của Huấn Cao.

2. Thân bài – Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù:

Giới thiệu tình huống truyện cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.

A. Quản Ngục – một thanh âm trong trẻo bị đặt nhầm chỗ xấu xa.

Quản Ngục xuất hiện ngay ở phần đầu truyện ngắn trong cuộc đối thoại với thầy thơ lại. Cái tên Huấn Cao trong phiến trát khiến Viên Quản Ngục ngờ ngợ, và hỏi thầy thơ lại về Huấn Cao với sự quan tâm, mến mộ kín kẽ. Đây là những ấn tượng đầu tiên về nhân vật, là một người quan tâm đến cái tài viết chữ “nhanh và đẹp” của Huấn Cao- kẻ tử

Trong đêm đầu tiên Huấn Cao tại trại giam, Quản Ngục được miêu tả với “khuôn mặt băn khoăn ngồi bóp thái dương…”. Trong lòng viên quản ngục có những suy nghĩ kín đáo, băn khoăn bởi sự có mặt của Huấn Cao trong chốn ngục tù, khi nhìn thấy một kẻ tài hoa sắp phải chịu án tử hình. Một ý nghĩ thầm kín “Có ông HC trong tay…chữ”.

Suy nghĩ sẽ đối đãi để Huấn Cao đỡ cực trong chốn ngục tù, khuôn mặt Viên Quản Ngục giãn ra “như mặt nước ao …”. Từ đó có thể thấy Viên Quản Ngục là một người điềm tĩnh và luôn ẩn chứa nỗi niềm khó nói.

Sống nơi nhà ngục tăm tối lừa lọc, tàn nhẫn thế mà Viên Quản Ngục lại “tính cách dịu dàng…”, biết đọc “vỡ nghĩa sách thánh hiền từ ngày còn bé”. Quản Ngục là một kẻ có tấm lòng sáng bị đặt nhầm chỗ tối.

B. Sự xuất hiện của Huấn Cao là điều kiện làm nổi bật con người tốt đẹp của của viên quản ngục

Quản Ngục là người luôn nâng niu giữ gìn cái đẹp cùng tấm lòng biệt nhỡn liên tài:

Niềm khao khát bấy lâu của Quản Ngục khi Huấn Cao xuất hiện được thức tỉnh là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do  Huấn Cao viết. Khao khát vượt lên cả nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng. Viên quản ngục là một con người biết yêu cái đẹp và hẳn không phải là một người xấu.

Tấm lòng biệt nhỡn liên tài:

– Nói cùng một thái độ kính trọng với Huấn Cao“Tôi nghe …rất đẹp đó không?”

• Tiếc nuối cho một tài năng xuất trúng khi biết Huấn Cao sắp phải chết.

• Trân trọng Huấn Cao, muốn chăm sóc Huấn Cao trong những ngày cuối cùng ngay cả khi bị coi thường, khinh bỉ.

Nếu như ở Huấn Cao là khí phách anh hùng thì ở Vien Quản Ngục lại là cái đẹp của thiên lương trong sáng.

C. Cuộc gặp gỡ giữa viên Quản Ngục và Huấn Cao là sự gặp gỡ của những con người cao đẹp bộc lộ rõ nhất trong cảnh cho chữ

Bối cảnh cho chữ một hình ảnh trang trọng nhưng lại diễn ra trong một nơi nhà ngục “đêm hôm đó trong trại giam tỉnh Sơn, ở một không gian chật hẹp, ẩm tối: “tường đầy mạng nhện…”. Trên nền không gian tăm tối chốn ngục tù là tấm lụa trắng tinh và mùi thơm của chậu mực, thứ ánh sáng ấm áp từ ngọn lửa như xua tan sự lạnh lẽo và tăm tối nơi đó.

Sự khúm núm, run run của viên quản ngục không phải là sự hèn nhát mà là thái độ ngưỡng mộ trước cái đẹp, cái tài.

Tại nơi đây không còn nhà ngục, với kẻ tử tù và viên quan coi ngục chỉ còn lại những dòng chữ tươi tắn.

Lời khuyên và thái độ chân thành của Huấn Cao khiến Viên Quản Ngục bừng tỉnh, vái lạy người tù. Đó là cái vái lạy trước cái đẹp, trước con người cao cả vĩ nhân.

Sự phát hiện của nhà văn: trong mỗi cá nhân đều có chất nghệ sĩ, đều chứa đựng tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Bên cạnh chốn lao ngục đầy xấu xa vẫn có “thiên lương”.

Cái đẹp tồn tại của cái ác sẽ là mãi mãi, nó không lụi tàn mà sẽ lớn lên mạnh mẽ như hoa sen giữa đầm lầy, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

3. Kết bài – Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù:

Đáng giá lại tác phẩm và tài năng của nhà văn.

Vẻ đẹp, ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

4. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù:

Khi tiếp cận tác phẩm truyện ngắn “Chữ người tử tù” người ta thường hay nhắc tới đến nhân vật Huấn Cao – nhân vật trung tâm với hình tượng là đại diện của cái đẹp mà quên mất rằng có một nhân vật là nhân vật viên quản ngục đã góp phần tô đậm giá trị nhân văn về cái đẹp trong truyện ngắn này.

Thoạt nhìn, người ta có thể nghĩ viên quản ngục là một con người cam chịu và chẳng khác gì với những kẻ cùng thời: “Chuyện triều đình quốc gia chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời”. Nhưng bên trong con người đó là một mầm non của cái đẹp đang chờ đợi để được vươn lên. Và đó chính là thời điểm gặp Huấn Cao, con người với “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Quản ngục rơi vào sự đấu tranh nội bộ trong âm thầm, đó cũng là biểu hiện của tính “hướng nội” trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân.

Và trong cuộc đấu tranh ấy sự say mê cái đẹp cũng đã chiến thắng mặc dù chưa phải là tuyệt đối nhưng khiến viên quản ngục trở thành một con người khác. “Bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Huấn cao là “Ngôi sao chính trị” khiến “thanh âm phức tạp” trong quản ngục. Viên quản ngục là một người có thú vui cao quý là thích chữ đẹp của Huấn Cao. Cái sở thích ấy hoàn toàn vượt xa những cám dỗ tầm thường của vật chất cũng như cái tâm tối, xấu xa của ngục tù. Ông không hề hống hách mà chỉ đang làm tròn nhiệm vụ của viên quản ngục. Với viên quản ngục nếu có một bức tranh chữ do Huấn Cao viết thì quả thật là nhất. Mặc trên mình chiếc áo của một tên quan cai ngục không đánh mất cái thiện lương trong bản thân mình. Khi biết Huấn Cao đến mặc dù sợ sệt luật lê nhưng viên quản ngục vẫn muốn xin chữ . Ta cảm nhận ở con người viên quản ngục những giá trị nâng niu cái đẹp một tâm hồn không bị vấy bẩn. Ngay tại nơi chỉ có bóng tối ấy mà tâm hồn viên quản ngục lại như một viên ngọc cao quý. Và ngay cả khi Huấn Cao không hiểu được tấm lòng của mình nhưng viên quản ngục vẫn giữ sở nguyện cao quý ấy. Viên quản ngục không quan tâm về việc Huấn Cao là tên tử tù mà ước muốn của ông là xin chữ mà thôi. Viên quản ngục thiết đãi Huấn Cao thịt rượu hàng ngày, thể hiện sự kính trọng con người tài hoa. Mặc dù ở chốn ngục tù viên quản ngục là người nắm quyền nhưng quản ngục lại xưng hô như một người bề dưới. Khi bị Huấn Cao quát mắng viên quản ngục buồn nhưng không.

Khi được Huấn Cao cho chữ viên quản ngục như thức tỉnh, kính trọng trước những lời khuyên cuối cùng của một tên tử tù. Hai dòng nước mắt của viên quản ngục khẽ rơi như sự tỉnh giấc của mầm non thiện lượng trong bóng tối. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân người đọc cảm nhận được  tấm lòng thiên lương và luôn trân quý giá trị văn hóa và cái đẹp của nghệ thuật.

Trong truyện ngắn, tuy không phải nhân vật trung tâm nhưng viên quản ngục tồn tại với một ý nghĩa quan trọng với những đặc điểm chung nhất của những nhân vật trong Vang bóng một thời nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là chất lãng mạn mà hiện thực không hề xa rời cuộc sống, là thức tỉnh của thiên lương, của giá trị văn hóa dân tộc, là biểu hiện rõ nhất của tinh thần “yêu mến và than tiếc những cái đã qua và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”.

5. Một số các đề bài liên quan đến tác phẩm Chữ người tử tù:

1. Qua tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, hãy chứng minh nhận định: “Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”.

2. Thông qua hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù hãy chứng minh nhận xét của Bielinxky khi viết về giá trị của tác phẩm văn học: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu con người, một ước mơ cháy bỏng về một xã hội công bằng bình đẳng bác ái luôn hối thúc nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ và hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại”.

3. Nhận xét của Sê-khốp rằng“Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời” có đúng khi vận dụng vào tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com