Khái niệm hôn nhân thực tế? Quy định pháp luật về căn cứ chứng minh hôn nhân thực tế? Giấy tờ chứng minh hôn nhân thực tế?
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn dưới sự công nhận của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều những cặp đôi chung sống với nhau nhưng không hề đăng ký kết hôn, vậy mối quan hệ đó có được coi là hôn nhân hay không? Quy định căn cứ và giấy tờ chứng minh hôn nhân thực tế như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mang đến bạn đọc câu trả lời cho những thông tin đó.
Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình do Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp ban hành;
– Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Khái niệm hôn nhân thực tế:
Hiện nay, trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không có điều luật nào quy định cụ thể về khái niệm “hôn nhân thực tế”. Tuy nhiên, không phải các nhà làm luật đã bỏ qua định nghĩa này mà nó được thể hiện bằng một cách khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về điều khoản chuyển tiếp có quy định:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”. Hôn nhân thực tế là trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và thỏa mãn những điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp; được giải quyết quyền, lợi ích và nghĩa vụ như hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, hôn nhân thực tế phải đáp ứng được cả hai điều kiện về hình thức và nội dung như sau:
– Về hình thức: Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn.
– Về nội dung: Tại điểm c mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng; nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định và; thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
– Họ thực sự chung sống với nhau; chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới; hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận; hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.bán
Đây là quy định về những trường hợp phải áp dụng pháp luật cũ hay những quan hệ pháp luật được xác lập trước thời điểm pháp luật mới có hiệu lực thì khi nào áp dụng pháp luật cũ, khi nào áp dụng pháp luật mới. Do đó, hôn nhân thực tế sẽ không được quy định trực tiếp tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà sẽ áp dụng quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.
2. Quy định pháp luật về căn cứ chứng minh hôn nhân thực tế:
Trong trường hợp các bên có đăng ký kết hôn thì căn cứ để chứng minh hôn nhân thực tế dựa vào các yếu tố sau:
Hôn nhân hợp pháp hiện nay được pháp luật và xã hội công nhận bằng sự kiện kết hôn. Sự kiện kết hôn là việc nam và nữ đủ điều kiện và tiến hành ký vào giấy đăng ký kết hôn. Hôn nhân hợp pháp được pháp luật xác định bằng sự kiện kết hôn theo pháp luật giữa một người nam và một người nữ khi đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc kiểm tra các điều kiện về kết hôn khi làm thủ tục đăng ký kết hôn thuộc thẩm quyền của UBND xã, phường nơi cư trú của bên nam hoặc nữ khi thực hiện việc đăng ký kết hôn (đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước) và UBND cấp huyện/ quận (đối với kết hôn có yếu tố nước ngoài). Trên cơ sở hồ sơ đăng ký kết hôn hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định. Việc kết hôn giữa các bên sẽ được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp các bên không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn:
Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn chỉ được coi là quan hệ hôn nhân hợp pháp nếu bảo đảm được các điều kiện công nhận là vợ chồng được pháp luật quy định. Cụ thể quan hệ hôn nhân đó phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, các bên đủ độ tuổi kết hôn, ý chí tự nguyện, không vi phạm các điều kiện kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình tại thời điểm kết hôn.
Thứ hai, thời điểm chung sống xảy ra trước ngày Luật hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09.06.2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể:
Trường hợp 1: Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03.01.1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) thì được công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này nhà nước khuyến khích đăng ký kết hôn. Nếu nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng vào thời điểm này thì được coi là hôn nhân hợp pháp, và thời kỳ hôn nhân hợp pháp được xác định vào thời điểm họ bắt đầu chung sống với nhau; Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội thì “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”.
Như vậy, đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, hiện họ chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng (căn cứ chứng minh hôn nhân thực tế). Trong trường hợp vào thời điểm hiện tại họ muốn đăng ký kết hôn thì thủ tục sẽ được thực hiện như đối với việc đăng ký kết hôn theo pháp luật về Hộ tịch. Nếu không tiến hành đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Đồng thời, theo hướng dẫn tại điểm c mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 thì “Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
– Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Trường hợp 2: Quan hệ nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03.01.1987 đến ngày 01.01.2001. Nếu quan hệ nam nữ sống chung như vợ chồng trong thời gian này mà có đủ điều kiện kết hôn thì pháp luật cho họ thời gian là 02 năm (từ ngày 01.01.2001 đến 01.01.2003) để đăng ký kết hôn. Trong thời hạn là 02 năm nếu họ đi đăng ký kết hôn đúng hạn, đúng quy định thì thời kỳ hôn nhân hợp pháp được tính từ thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng (căn cứ theo điểm b khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10, Điều 7 Nghị định số 77/2001/ND-CP). Sau thời hạn đã quy định, họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân hợp pháp tính từ thời điểm đăng ký kết hôn. Trường hợp họ không đi đăng ký kết hôn thì không được xem là quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Như vậy, quan hệ nam nữ sống chung với nhau từ sau ngày 1.1.2001 phải đăng ký kết hôn mới đủ điều kiện công nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp.
3. Giấy tờ chứng minh hôn nhân thực tế:
Theo Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị sử dụng của Giấy chứng minh hôn nhân thực tế như sau: “ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.” Như vậy, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thực tế là căn cứ chứng minh hôn nhân thực tế. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là là văn bản được sử dụng khi thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn; nhận nuôi con nuôi; mua bán đất đai…
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán, hoặc ngày họ về sống chung với nhau được gia đình hai bên chấp thuận, hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác tổ chức chứng kiến hoặc ngày cả hai bên thừa nhận bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
Trên đây là quy định về căn cứ và giấy tờ chứng minh hôn nhân thực tế. Chứng minh hôn nhân thực tế là việc làm cần thiết khi thực hiện các thủ tục hành chính, người dân cần nắm các quy định pháp luật về căn cứ chứng minh hôn nhân thực tế và đảm bảo thực hiện các thủ tục hành chính theo đúng quy định của pháp luật.