Việc xác định hợp chuẩn, hợp quy là điều bắt buộc phải làm đối với hàng hóa. Với mục đích, lưu thông hàng hóa một cách an toàn và đảm bảo cho người dân. Đặc biệt là với hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý đến những trình tự, thủ tục để đăng ký chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho hàng hóa. Vì tùy theo từng địa phương. quốc gia, quốc tế mà có những tiêu chí về kĩ thuật, chất lượng của hàng hóa là khác nhau. Vì vậy, Thủ tục đăng ký chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cho hàng hóa thế nào?
Bài viết sau sẽ trả lời những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. LVN Group hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.
Văn bản hướng dẫn
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
Hợp chuẩn hợp quy là gì?
Hợp chuẩn hợp quy (tuân thủ quy định kỹ thuật) đề cập đến sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình với các tiêu chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia, quốc tế hoặc địa phương và chất lượng của sản phẩm được đánh giá.
Như chúng ta đã biết, để khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, tổ chức sản xuất, họ thường nhờ đến một bên thứ ba được ủy quyền để xác nhận khả năng ứng dụng của chúng. Các sản phẩm cần được chứng nhận hợp chuẩn hợp quy: Hàng hóa, dịch vụ, … theo quy trình hoặc quy định về môi trường của địa phương.
Khái niệm đăng ký giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho hàng hóa
Giấy chứng nhận hợp chuẩn: là việc xác nhận đối tượng đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp theo hướng dẫn pháp luật. Đăng ký hợp chuẩn mang tính chất tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và doanh nghiệp, chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm lại là một yêu cầu bắt buộc. Phương thức đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận hoặc doanh nghiệp tự công bố hợp chuẩn phải đảm bảo độ tin cậy và chính xác của kết quả đánh giá.
Giấy chứng nhận hợp quy: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động đã và đang đáp ứng các yêu cầu kinh doanh trong lĩnh vực quy chuẩn, có kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn tương ứng theo hướng dẫn pháp luật. Hợp quy là thủ tục pháp lý mang tính chất bắt buộc, khác với giấy phép hợp chuẩn, do đó phương thức đánh giá cho từng đối tượng cụ thể được quy định chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng về lĩnh vực doanh nghiệp đăng ký.
Đối tượng cần đăng ký giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy: Tổ chức, Cá nhân, Doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá sự tuân thủ quy định của hàng hóa
Theo quy định của quốc gia, 8 phương pháp sau được áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa:
Phương thức 1: Kiểm tra loại hình;
Phương thức 2: Thử nghiệm các mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua các mẫu thử nghiệm trên thị trường;
Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu thử kết hợp với đánh giá trong quá trình sản xuất, thông qua việc thử nghiệm các mẫu lấy tại nơi sản xuất và kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất để giám sát;
Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quy trình sản xuất; bằng cách thử nghiệm các mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường và giám sát đánh giá quy trình sản xuất;
Phương thức 5: Lấy mẫu thử để đánh giá quá trình sản xuất; giám sát quá trình sản xuất bằng cách lấy mẫu thử tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường;
Phương thức 6: Hệ thống quản lý đánh giá và giám sát;
Phương thức 7: Thử nghiệm và đánh giá mẫu sản phẩm, hàng hóa;
Phương thức 8: Thử nghiệm, kiểm định toàn bộ hàng hoá, sản phẩm.
Thành phần hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho hàng hóa
- Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo hướng dẫn của pháp luật).
- Bản công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thông quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.
- Báo cáo đánh giá hợp chuẩn kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời gian nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký. Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực
02 bộ (01 bộ nộp cho Chi cục; 01 bộ do tổ chức, cá nhân lưu)
Thủ tục đăng ký chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cho hàng hóa
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hợp chuẩn, Hợp quy cho sản phẩm, thực phẩm là một trong những bước đầu tiên để doanh nghiệp đưa sản phẩm ( Sản xuất, Nhập khẩu) vào thị trường trong nước.
Đảm bảo hàng hóa đã được kiểm nghiệm về chất lượng trước khi công bố sản phẩm tới người tiêu dùng.
Quy trình chứng nhận giấy hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm thường phải đi chung với quy trình kiểm nghiệm sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tay khách hàng.
Các bước đăng ký thủ tục:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
- Bản công bố hợp quy.
- Kết quả đánh giá hợp chuẩn hợp quy ( tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc đánh giá của tổ chức chứng nhận uy tín đứng ra kiểm nghiệm)
- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Sau khi hoàn tất thủ tục hợp lệ về hồ sơ tiếp nhận, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiến hành xử lý hồ sơ , kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ để cấp giấy hợp chuẩn hợp quy cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp sản phẩm không đủ điều kiện cấp giấy hợp chuẩn hợp quy, tổ chức sẽ gửi văn bản tới doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân đăng ký về trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.
Bài viết có liên quan
- Vận chuyển hàng hóa sai phạm bị xử phạt thế nào?
- Cách kê khai hàng hóa xuất khẩu thế nào?
- Giấy tờ chứng minh xuất xứ hàng hóa gồm những gì?
Liên hệ ngay
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cho hàng hóa” Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc, LVN Group với đội ngũ LVN Group, chuyên gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi câu hỏi của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 1900.0191
Giải đáp có liên quan
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có lên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho các nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm.
Là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liêu quan đến án toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.