Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp hay

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp đạt điểm cao? Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp ấn tượng? Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp hay nhất? Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp ngắn gọn nhất ? Liên hệ bài thơ Gặp lá cơm nếp với các tác phẩm khác?

Thanh Thảo là một hồn thơ đặc biệt trong văn học Việt Nam, thơ của ông mang nhiều sức gợi và sức nặng về nghệ thuật lẫn nội dung. Trong đó bài thơ Gặp lá cơm nếp là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Dưới đây là bài viết tham khảo về Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp, mời bạn đọc theo dõi.

1. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp đạt điểm cao:

Nhà thơ Thanh Thảo từ sớm đã tích cực tham gia vào chiến trường miền Nam viết báo và hoạt động sáng tác văn học. Thơ Thanh Thảo luôn mang nỗi suy tư về các vấn đề của thời đại. Ông luôn làm mới thơ Việt với khuynh hướng đi sâu vào cái tôi nội cảm, khám phá những cách biểu lộ mới qua hình thức câu thơ tự do. Thơ Thanh Thảo vượt ra khỏi những ràng buộc, ranh giới thông thường bằng các nhịp điệu bất thường từ đó mở đường cho một trí liên tưởng phóng khoáng. Chính về thế thơ của ông là một bức tranh mỹ cảm hiện đại cùng với hệ thống thi ảnh và ngôn từ sáng tạo. Trong đó tác phẩm Gặp lá cơm nếp để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm chân thành mà vô cùng mộc mạc của người lính xa quê khi nhớ thương về người mẹ của mình. Hình ảnh mẹ hiện ra qua chi tiết về làn hương khói nơi thôn quê, qua mùi vị cơm nếp nóng nổi. Người lính trên đường hành quân luôn nhớ nhung về người mẹ để làm động lực để họ cố gắng chiến đấu khắc phục khó khăn, gian nan của cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

2. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp ấn tượng:

Bài thơ Gặp lá cơm nếp trong tập Dấu chân qua trảng cỏ sáng tác năm 1978, xuất bản NXB Hội Nhà văn, Hà Nội năm 2015 là nỗi niềm nhớ vô cùng thiết tha, sâu nặng về người mẹ cùng quê hương của nhà thơ Thanh Thảo. Gặp lá cơm nếp thuộc thể loại thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt, phù hợp với tâm sự của người lính xa quê luôn nhớ nhà, nhớ mẹ. Âm điệu thơ ấy nghe như là nỗi khát khao được sống lại ngày tháng  bình yên, êm đềm của tuổi thơ bên người mẹ yêu quý của người lính trên chiến trường. Nhân vật trong bài là người lính trong hoàn cảnh đã xa nhà khi gặp hình ảnh lá cơm nếp, nhớ về hình ảnh của mẹ với hoạt động như nhặt lá về đun bếp hay thổi nồi cơm nếp. Người đọc sẽ thấy cảm động trước tấm lòng của người lính và còn là niềm xúc cảm với hình ảnh tảo tần của mẹ Việt Nam anh hùng luôn vất vả hy sinh  vì con. Bên cạnh việc bộc lộ trực tiếp tình cảm của đứa con dành cho mẹ hiền, cho đất nước thì tác giả còn khẳng định mẹ và đất nước hình ảnh giàu tính biểu tượng và chính là nguồn động lực để con chiến đấy ngày hôm nay. Như vậy, bài thơ “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị, mộc mạc mà vô cùng sâu sắc, chân thành

3. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp hay nhất:

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là những nỗi nhớ tha thiết cũng như tình cảm chân thành, kính trọng dành cho người mẹ và chốn quê hương thân thương trong những tháng năm đi kháng chiến. Trong bối cảnh trên đường hành quân, khi nghe mùi xôi thoảng hương qua làn khói bếp, nhà thơ xúc động nhớ về mẹ khôn nguôi. Dù hình ảnh người mẹ không hiện diện thật trên cung đường người lính đi qua nhưng dáng dấp người mẹ lại vô cùng chân thực và cụ thể. Đó là thành công của nhà thơ khi sử dụng nghệ thuật liên tưởng trong bài thơ này. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ luôn dịu dàng, đảm đang với hành động thường “nhặt lá về đun bếp”, “thổi nồi cơm nếp”. Bát cơm nếp nóng hổi thơm lừng của mẹ mang đậm vị của quê hương thôn xóm: “Ôi mùi vị quê hương/Con quên làm sao được”. Và qua đó, người lính xa nhà đã bày tỏ tấm lòng, tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu của con dành cho mẹ và đất nước được cân bằng và luôn song hành trong trái tim của người con. Hình ảnh mẹ già gắn liền với hình ảnh đất nước, là điểm tựa, mục đích để ngày hôm nay con chiến đấu và tiến về phía trước. Đây là bài thơ giàu cảm xúc và để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc. Từ một câu chuyện đời thường bình dị, nhà thơ Thanh Thảo đã bày tỏ cho tấm lòng của những người lính về nỗi nhớ mẹ, nỗi niềm với Tổ quốc trong những năm tháng ác liệt.

4.Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp ngắn gọn nhất:

Thi phẩm Gặp lá cơm nếp được in trong tập Dấu chân qua trảng cỏ của nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện nỗi nhớ về mẹ và quê hương của người lính trong những tháng năm xa nhà đi kháng chiến. Gặp lá cơm nếp thuộc thể loại thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt, phù hợp với tâm sự của người lính xa quê luôn nhớ nhà, nhớ mẹ. Âm điệu thơ ấy nghe như là nỗi khát khao được sống lại ngày tháng  bình yên, êm đềm của tuổi thơ bên người mẹ yêu quý của người lính trên chiến trường. Bài thơ mở đầu với lời tâm sự chân thành của người lính: “Xa nhà đã mấy năm”. Đó là khoảng thời gian mà một người con luôn hướng về mẹ, về quê hương khiến bây giờ nhắc đến luôn bồi hồi xúc động trong tâm tưởng. Vượt qua nhiều trận càn quét ác liệt của kẻ thù không hề nao núng, nay bắt gặp mùi khói bếp cùng vị bát cơm mùa gặt nơi làng quê khiến người lính không khỏi xúc động. Cái sợi khói vô tình “bay ngang tầm mắt” cùng mùi xôi thuở nào bỗng da diết, trở nên “lạ lùng” khiến người con xa quê cứ bâng khuâng. Chao ôi, đọc câu thơ khiến người ta như cảm nhận được làn khói xám ấy ngay ở trước mặt mình khiến người ta thấy mắt mình cay cay, đồng cảm cùng tâm tình tác giả. Chính làn khói và mùi xôi thoang thoảng trong không gian đã khiến tác giả trào dâng một nỗi nhớ thương mãnh liệt về hình ảnh Mẹ. Nhưng rõ ràng là mẹ ở đây, nơi giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, gian khổ vậy mà trong tâm trí đứa con xa nhà, mẹ vẫn hiện lên rõ ràng trong buổi chiều nay với bàn tay tần tảo đang nhặt lá về đun và  chăm chỉ thổi nồi cơm nếp. Với Thanh Thảo ký ức mùi cơm nếp càng làm rõ hơn dáng dấp người mẹ chịu thương chịu khó. Cái mùi vị Cơm nếp quê hương gắn với con người nước Việt, là tuổi thơ và trải dài trong suốt cuộc đời người lính. Với ngôn từ chân thành trong cảm xúc, nhà thơ khẳng định với chính bản thân và với mẹ “con làm sao quên được”. Từ mùi cơm nếp ấy, tác giả Thanh Thảo lại nhớ đến lịch sử đất nước đầy chông gai. Đó là kí ức về cội nguồn, là máu thịt thiêng liêng trân quý mà mỗi người lính đi xa vẫn mang trong suốt chặng đường hành quân vất vả: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Hai câu thơ cuối thật lắng được khơi gợi từ tâm trạng nhà thơ và khung cảnh thiên nhiên Trường Sơn hùng vĩ. Bóng dáng mẹ hiền và hình hài đất nước lên lên trên từng ngọn cỏ, lá cây, qua thơm mùi xôi nếp thân thuộc, và trở thành hành trang, vũ khí để người lính “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hướng đến tương lai yên bình. Như vậy, bài thơ “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị chân thành, mà sâu sắc lắng đọng khiến người đọc vô cùng xúc động.

5. Liên hệ bài thơ Gặp lá cơm nếp với các tác phẩm khác:

Bài thơ Tiếng gà Trưa của Xuân Quỳnh:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Cùng trong bối cảnh trên đường hành quân người lính khi bắt gặp khoảnh khắc quen thuộc của làng quê lại nhớ về người thân thương yêu của mình. Nếu nhà thơ Thanh Thảo là mùi cơm nếp với làn khói xám thì nhớ về mẹ thì tác giả Xuân Quỳnh nhớ về người bà tần tảo sớm hôm quan tiếng gọi của đàn gà trưa. Những người mẹ, người bà ấy đều luôn ân cần, chăm chỉ và yêu thương người lính, người con người cháu của họ vô cùng. Và với nhân vật trong bài thơ mẹ và bà hay với mỗi người lính đang cầm súng trên chiến trường người thân yêu là mục đích và lý tưởng để họ chiến đấu mang lại bình yên cho quê hương đất nước.

Hay như với tác giả Quang Dũng khi nhớ  đến bát cơm nếp mùa gặt ở vùng đất Mai Châu quê em được biểu hiện qua cái nhìn lãng mạn, trữ tình và hào hoa của người lính trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thì đến nhà thơ Thanh Thảo ký ức về mùi cơm nếp được đánh thức lại hướng về nới quê nhà với hình ảnh, dáng dấp người mẹ đảm đang, tần tảo.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com