1. Khái niệm địa chỉ cư trú
Mỗi người đều có quê quán riêng không ai giống ai. Nhưng có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan thay đổi nơi sống của mình và có địa chỉ cư trú mới.
Căn cứ theo điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú thì
“ Điều 5. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
2. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
3. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.”
Có thể thấy Luật quy định rõ về nơi cư trú của công dân nhưng lại chưa đưa ra định nghĩa chính xác về địa chỉ cư trú là gì. Khi đi làm việc, liên lạc hay tìm hiểu những thông tin cá nhân cần thiết thì địa chỉ cư trú được đặt ra. Có thể hiểu một cách đơn giản thì Địa chỉ cư trú là nơi bạn thường xuyên sinh sống, là nơi hiện đang ở. Nếu bạn chỉ sinh ra và lớn lên ở một địa điểm thì đó là quê quán của bạn. Còn nếu bạn sinh ra ở một nơi nhưng thường xuyên sinh sống và làm việc ở nơi khác thì nơi sinh sống và làm việc hiện tại sẽ là địa chỉ cư trú của bạn. Địa chỉ cư trú chi tiết từ thôn (số nhà), xã(phường), huyện (quận), tỉnh(thành phố) nơi bạn đang ở và làm việc. Địa chỉ cư trú thuộc quyền sở hữu, sử dụng được pháp luật công nhận, bảo vệ hoàn toàn hợp pháp cho bạn.
2. Quyền của công dân khi có địa chỉ cư trú
Bên cạnh việc tìm hiểu Địa chỉ cư trú là gì? thì quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với nơi cư trú cũng được pháp luật quy định hết sức rõ ràng và cụ thể. Căn cứ theo Điều 9 Quyền của công dân về cư trú của Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú thì công dân có quyền:
“1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật”.
Có thể thấy pháp luật quy định rõ ràng công dân có quyền được lựa chọn, đăng ký, quyết định nơi mà mình muốn cư trú, tạm trú của cá nhân hay gia đình mình và nơi cư trú phải phù hợp với quy định của pháp luật. Công dân có quyền được tìm hiểu và cung cấp các thông tin, kiến thức liên quan đến quyền và nghĩa vụ khi đăng ký địa chỉ cư trú. Bên cạnh đó được yêu cầu các cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tài sản, tính mạng tại địa chỉ cư trú đã được đăng ký. Ngoài ra, công dân hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật khi xảy ra những tình huống gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, tính mạng tại địa chỉ cư trú đang sinh sống.
3. Cách yêu cầu xác nhận thông tin cư trú từ 01/7/2021
– Hình thức yêu cầu
Công dân có thể chọn một trong 2 cách sau đây:
+ Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú.
Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
+ Gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
– Nội dung xác nhận thông tin về cư trú
Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
– Thời hạn của Văn bản xác nhận thông tin cư trú
+ Văn bản xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú:
Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú
1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
+ Văn bản xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp khác.
+ Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
Lưu ý, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
4. Hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Hệ thống này xuống một phần từ các hệ thống đăng ký hộ gia đình Trung Quốc thời cổ đại. Hệ thống đăng ký hộ khẩu cũng có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý công dân tại các quốc gia Đông Á láng giềng như hệ thống hành chính công của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam. Tại nhiều nước khác, Chính phủ cũng có các loại giấy tờ xác định nơi cư trú của công dân (mục đích tương tự như hộ khẩu, chỉ khác về tên gọi), như Hoa Kỳ quản lý công dân qua các “mã số công dân”, các nước EU thì đã thống nhất sử dụng “hộ chiếu EU” là sự hợp nhất bốn loại giấy tờ: hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu theo cách gọi ở Việt Nam.
Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng,…
5. Phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK03)
……………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu HK03 ban hành theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA |
PHIẾU XÁC MINH HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU
Kính gửi:………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Đề nghị xác minh trường hợp:
1. Họ và tên(1):………………………………………………………………….…………………………………………….
2. Họ và tên gọi khác (nếu có):……………………………………………………………………….……………………
3. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………….4. Giới tính:……………………….
5. Nơi sinh:……………………………………………………………………….……………………………………………
6. Quê quán:……………………………………………………………………….………………………………………….
7. Dân tộc:………………………… 8. Tôn giáo: ……………………………….9. Quốc tịch:…………………………
10. CMND số: ……………………………….…………..11. Hộ chiếu số:………………………………………………..
12. Họ tên cha: ……………………………………………13. Họ tên mẹ:…………………………………………………
14. Họ và tên chủ hộ:………………………………………. 15. Quan hệ với chủ hộ:………………………………….
16. Nơi thường trú:…………………………………………………………………………………………………………….
17. Địa chỉ chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………………..
18. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……………………………………………………………………………………………….
NỘI DUNG XÁC MINH (2)
Kết quả xác minh gửi về:……………………………………………………………………………trước ngày……tháng…….năm…….
CÁN BỘ LẬP PHIẾU |
……. ngày……tháng……năm….
|
6. Hướng dẫn ghi Phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu:
6.1. Cách ghi thông tin về cá nhân:
Khi ghi thông tin về cá nhân phải căn cứ vào giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ trên thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
c) Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ;
đ) Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
e) Mục “Quê quán”: Ghi quê quán theo giấy khai sinh. Nếu giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trường hợp con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận cha cho con thì quê quán của con được xác định theo quê quán của mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;
g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có);
h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
6.2. Cách ghi thông tin về địa chỉ cư trú
- Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ tên nước phiên âm bằng tiếng Việt).
6.3. Cách ghi thông tin về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú
Dòng trên ghi cơ quan Công an cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú.