Điều 24 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam

Mỗi Đảng viên phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện công việc được giao, bồi dưỡng phẩm cách đạo đức, lối sống để xứng đáng là lực lượng nòng cốt của Nhà nước. Vậy Điều 24 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định thế nào? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu qua nội dung trình bày dưới đây!

Điều 24 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam

1. Điều 24 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam

Điều 24:

1. Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở được tổ chức theo nơi công tác hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có ba đảng viên chính thức Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ dạo của chi ủy.

2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng một lần.

3. Đại hội chi bộ do chi ủy triệu tập một năm một lần; nơi không có chi ủy thì do bí thư chi bộ triệu tập Khi được đảng ủy cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá ba tháng.

4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chl bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy. bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên.

2. Đại hội chi bộ đảng được tổ chức mấy năm một lần theo hướng dẫn pháp luật?

Căn cứ Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về thời gian triệu tập Đại hội chi bộ như sau:

Điều 24.

1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi công tác hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.

2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.

3. Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi không có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.

4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên.

Vì vậy, Đại hội chi bộ đảng do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi không có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.

3. Trong kỳ đại hội chi bộ thì Bí thư Đảng ủy mới được bầu cử có được phép ký ngay vào văn bản không?

Căn cứ Mục 15 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về cấp uỷ khoá mới được điều hành công việc ngay sau khi được bầu như sau:

Cấp uỷ khoá mới được điều hành công việc ngay sau khi được bầu

15.1. Về hội nghị lần thứ nhất của cấp uỷ khoá mới.

15.1.1. Hội nghị lần thứ nhất của cấp uỷ khoá mới do đồng chí bí thư hoặc phó bí thư khoá trước tái cử hoặc đồng chí được cấp uỷ cấp trên uỷ nhiệm (nếu bí thư và phó bí thư khoá trước không tái cử) làm triệu tập viên, khai mạc, chủ trì cho đến khi bầu xong đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị.

15.1.2. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá mới do đồng chí Tổng Bí thư khoá trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc, chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch Hội nghị.

Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khoá trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.

15.2. Đồng chí bí thư cấp uỷ và chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra được ký các văn bản với chức danh bí thư và chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, đồng chí phó bí thư đảng uỷ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện được ký các văn bản với chức danh phó bí thư ngay sau khi được bầu.

Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì một đồng chí phó bí thư cấp uỷ được cấp uỷ uỷ nhiệm ký các văn bản với chức danh phó bí thư. Cấp uỷ khoá mới nhận bàn giao từ cấp uỷ khoá trước trong vòng 15 ngày công tác. Sau khi có quyết định chuẩn y của cấp có thẩm quyền, các đồng chí có chức danh phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra mới được ký chức danh trong các văn bản của đảng bộ.

Vì vậy, từ quy định vừa nêu trên thì đối với chức danh Bí thư Đảng ủy ngay sau khi được bầu cứ thì người được bầu vào vị trí bị thư sẽ được phép ký văn bản ngay.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com