Giáo dục con bằng đòn roi có vi phạm pháp luật

Với quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”mà nhiều bậc cha mẹ Việt Nam có quan niệm, con mình đẻ ra nên mình có quyền đánh con, hay đánh con chỉ vì quá yêu thương và muốn dạy dỗ con. Hành vi giáo dục con cái bằng đòn roi có bị xem là vi phạm pháp luật được không? Vậy khung hình phạt cụ thể dành cho hành vi này là gì? Sau đây LVN Group xin chia sẻ cho Quý bạn đọc: “Giáo dục con bằng đòn roi có vi phạm pháp luật“. Hy vọng bài viết có thể có thể hỗ trợ giúp bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

Văn bản hướng dẫn

  • Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ
  • Luật Trẻ em 2016
  • Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi

Đòn roi từng được coi là hình phạt phổ biến; cho những hành vi không tốt của trẻ và hành vi càng nghiêm trọng; thì những trận đòn lại càng dữ dội. Không ít các bậc cha mẹ sẽ ngay lập tức đánh con; trong cơn tức giận không thể kiểm soát của họ. Số khác tuy có thể kiềm chế được cơn giận; nhưng vẫn đánh con vì theo họ, “đánh thì con mới ngoan, mới vào nề nếp được”.

Những trận đòn roi không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác; mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ. Nhiều nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra rằng; những hình phạt bằng đòn roi có thể gây ra những tổn thương; tới sức khỏe, thể chất và ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập của trẻ.

Hiến Pháp nước ta cũng quy định, mọi người; có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ. Điều đó có nghĩa không ai có quyền gây hại đến sức khoẻ; cơ thể của người khác kể cả có là cha, mẹ hay người nuôi dưỡng. Vậy nên hành vi đánh đập con cái của cha mẹ là hành vi vi phạm pháp luật. 

Theo Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định; về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương; tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục con, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.

Bên cạnh đó, điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007; nêu rõ các hành vi bị cấm, bao gồm: hành hạ, ngược đãi, đánh đập ;hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;… đến các thành viên trong gia đình.

Giáo dục con bằng đòn roi có vi phạm pháp luật

Giáo dục con bằng đòn roi có vi phạm pháp luật không?

Theo Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm làm với trẻ em như sau:

1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

…….

Khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 giải thích về “bạo lực trẻ em” như sau:

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Theo đó, việc dùng đòn roi, sử dụng vũ lực tác động đến thân thể, sức khỏe trẻ em được coi là hành vi bạo lực trẻ em, đây là hành vi bị pháp luật cấm.

Vậy, việc cha mẹ đánh đập con dù vì mục đích giáo dục cũng được coi là hành vi bạo lực trẻ em. Đây là hành vi bị pháp luật cấm, do đó khi cha mẹ thực hiện hành vi này cũng được coi là vi phạm pháp luật.

Xử lý hành chính hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi

Hành vi đánh đạp, ngược đãi, hành hạ con cái là hành vi bị pháp luật; nghiêm cấm nên tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Người thực hiện hành vi đánh đập trên xem; như vi phạm khoản 3 Điều 6 Luật trẻ em: “bạo lực trẻ em”; sẽ bị xử lý hành chính chịu  với mức phạt tiền từ 1.000.000 – 1.500.000 với hành vi gây thương tích cho người trong gia đình theo NĐ 167/2013 hay mức độ nghiêm trọng hơn sẽ bị xử lý hình sự  theo qui định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 “Tội cố ý gây thương tích” với mức hình phạt tù từ 06 tháng – 20 năm tuỳ thuộc vào mức độ thương tích gây ra.

Theo quy định tại điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013; người có hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm; danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần; … sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người thực hiện các hành vi trên sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.

Truy cứu hình sự hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi

Người có hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe; đối với trẻ em còn có thể bị truy cứu trách nhiệm khi đủ yếu tố ;cấu thành một trong các tội danh sau:

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (điều 134 Bộ luật Hình sự): người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng 20 năm hoặc tù chung thân.
  • Tội hành hạ người khác (điều 140): người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
  • Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (điều 185): Người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Mời bạn xem thêm

  • Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào?
  • Cố ý đánh người khác sẽ bị xử lý pháp luật thế nào?
  • Tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng xử lý thế nào?

Liên hệ ngay:

Vấn đề về “Giáo dục con bằng đòn roi có vi phạm pháp luật” đã được LVN Group trả lời câu hỏi ở bên trên. Với hệ thống công ty LVN Group chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ trả lời mọi câu hỏi của quý khách hàng liên quan tới kết hôn với người Nhật Bản. Với đội ngũ LVN Group, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 1900.0191

  • Facebook: www.facebook.com/lvngroup
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
  • Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroup

Giải đáp có liên quan

Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng; và có thể gây tổn hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng bị xử lý hành chính thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, các hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
– Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật; nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở đơn vị, tổ chức;
– Khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;- Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng 

Điều 318 Bộ luật Hình sự quy định; người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com