Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Bờ biển dài hơn 3.260 km với 112 cửa sông, lạch có khả năng phong phú nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của nước ta rất đa dạng và chằng chịt có tới 15 con sông có diện tích lưu vực từ 300 km2 trở lên. Ngoài ra, còn hàng nghìn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển là những khu vực có thể phát triển nuôi trồng thủy sản quanh năm. Trong vùng biển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long. Chính vì thế, nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoà với các ngành kinh tế khác. Không dừng lại chỉ có các nhà đầu tư trong nước kinh doanh lĩnh vực này mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã quan tâm và đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài về nuôi trồng thủy sản. Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 tổng hợp các nội dung cụ thể để nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc khi đầu tư lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như sau:
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài về nuôi trồng thủy sản
Quy định tại EVFTA
- Phụ lục 8-B: chưa cam kết đối với lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản;
- Phụ lục 8-C (Ngoại lệ của Việt Nam về đối xử quốc gia)
Việt Nam có thể ban hành hoặc duy trì bất kỳ biện pháp liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp theo đinh nghĩa tại điểm 1€ và 1(m) của Điều 8.2 (Các định nghĩa) mà không phù hợp với khoản 2 Điều 8.5 (Đối xử quốc gia), với điều kiện biện pháp đó không trái với các cam kết nêu tại Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể cua Việt Nam) đối với ngành, phân ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản.
Quy định tại CPTPP
Phụ lục NCM II-VN-29: Thủy hải sản
Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến hoạt động thủy hải sản trong vùng nước thuộc chủ quyền và tài phán của Việt Nam như quy định trong Công ước biển của Liên hợp quốc năm 1982.
Không cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực:
- Đánh bắt cá biển và nước ngọt;
- Khai thác san hô và ngọc trai tự nhiên.
Phụ lục NCM II – Tiểu phụ lục A
- Dịch vụ liên quan đến đánh bắt cá (chỉ bao gồm dịch vụ tư vấn chuyên biệt liên quan đến cá nước ngọt và nước mặn, dịch vụ nhân giống) (CPC 882): không hạn chế.
- Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển.
Quy định của pháp luật Việt Nam
Phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ thể thao và giải trí
Bước 01: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Nếu các dự án không có sử dụng đất (không thuê đất trực tiếp từ nhà nước) không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao) thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện luôn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư
- Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.
- Nếu công ty đặt trụ sở ngoài khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
Bước 02: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông;
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài
Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 03: Đăng bố cáo thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Bước 04: Khắc dấu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
Bước 05: Xin cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
- Đơn đăng ký;
- Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
- Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.
Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm tra hồ sơ; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của địa phương nơi có khu vực biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nuôi biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nuôi trồng thủy sản;
- Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan.
- Trường hợp tất cả ý kiến đồng ý, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
- Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
- Trường hợp không cấp phép Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tư vấn pháp luật trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ tốt nhất!