Biên giới quốc gia trong luật quốc tế

Trong các bộ phận biên giới quốc gia, biên giới quốc gia trên bộ xuất hiện sớm nhất và cũng có lịch sử phức tạp nhất. Phụ thuộc vào vị trí địa lí của các bộ phận lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia có thể được xác định thông qua việc kí kết các điều ước quốc tế hoặc do pháp luật quốc gia quy định như Ở những nơi mà các vùng biển của quốc gia hoàn toàn độc lập, biên giới trên biển sẽ do chính quốc gia đó xác định trong văn bản pháp luật quốc gia phù hợp với Công ước luật biển năm 1982, nhưng khi các vùng biển đó có sự chồng lấn hoặc đan xen với các vùng biển của quốc gia khác thì việc xác định biên giới biển sẽ do các bên thỏa thuận thông qua việc kí kết các điều ước quốc tế. Điều 1 Luật biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam quy định.

Biên giới quốc gia trong luật quốc tế

1. Biên giới quốc gia là gì?

Biên giới quốc gia là Ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia. Biên giới quốc gia gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu đó là quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất.

Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm. Việc vi phạm biên giới quốc gia bị pháp luật quốc tế coi là xâm phạm chủ quyền quốc gia và làm phát sinh trách nhiệm quốc tế. Biên giới quốc gia trên bộ và trên biển của các quốc gia kề cận nhau được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan.

Trong trường hợp lãnh thổ quốc gia trên biển tiếp giáp với biển cả, thì quốc gia tự xác định đường quốc giới trên biển phù hợp với pháp luật quốc tế, đặc biệt là phù hợp với Công ước năm 1982 về luật biển

2. Khu vực biên giới quốc gia

Khu vực biên giới bao gồm:

– Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;

– Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;

– Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong biên giới quốc gia

Tại Điều 14 Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;

– Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;

– Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;

– Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;

– Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;

– Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.

4. Quy định về các loại biên giới quốc gia

Tại Điều 5 Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định về Biên giới quốc gia như sau:

– Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

– Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

– Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

– Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Biên giới quốc gia trong luật quốc tế mà LVN Group đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi; LVN Group với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật LVN Group – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com