Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.Hiện nay, Các cấp bậc trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay tương đối phức tạp.Mời các bạn kham khảo nội dung trình bày Các cấp bậc trong quân đội phòng không không quân việt Nam, sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin.
1. Các cấp bậc trong quân đội phòng không không quân việt Nam
Quân chủng Phòng không – Không quân là một trong ba quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ không phận, mặt đất và biển đảo Việt Nam; cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác.
Quân chủng Phòng không – Không quân đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội phòng không quốc gia và của không quân. Đây là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc. Lực lượng Phòng không – Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân binh chủng hợp thành. Quân chủng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác. Lực lượng không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế.
Hiện nay, theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc quân hàm sĩ quan hiện tại của Việt Nam gồm 4 cấp 16 bậc được xếp từ cao xuống thấp: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, mỗi cấp có 04 bậc theo thứ tự từ cao xuống thấp:
Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
Quân hàm hạ sĩ quan được chia thành 03 bậc:
1- Thượng sĩ;
2- Trung sĩ;
3- Hạ sĩ.
Quân hàm binh sĩ chia thành 02 bậc:
1- Binh nhất;
2- Binh nhì.
2.Mẫu hình ảnh quân hàm quân đội nhân dân việt Nam mới nhất
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp hiệu trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện với các cách thức như sau:
2.1. Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không – Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:
Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.
2.2. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp
Thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này nhưng trên nền cấp hiệu có 01 đường mầu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc.
2.3. Cấp hiệu của hạ sĩ quan – binh sĩ
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu be, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không – Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V mầu đỏ. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa. Số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V:
Binh nhì: 01 vạch hình chữ V;
Binh nhất: 02 vạch hình chữ V;
Hạ sĩ: 01 vạch ngang;
Trung sĩ: 02 vạch ngang;
Thượng sĩ: 03 vạch ngang.
2.4. Cấp hiệu của hạ sĩ quan – binh sĩ Hải quân, khi mặc áo kiểu có yếm
a) Hình dáng: Hình chữ nhật.
b) Nền cấp hiệu mầu tím than, có hình phù hiệu Hải quân.
c) Đường viền cấp hiệu: Không có đường viền.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Vạch ngang mầu vàng. Số lượng vạch:
Binh nhì: 01 vạch ở đầu dưới cấp hiệu;
Binh nhất: 02 vạch cân đối ở hai đầu cấp hiệu;
Hạ sĩ: 01 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Trung sĩ: 02 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Thượng sĩ: 03 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu.
2.5. Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, chuyên viên chuyên môn kỹ thuật
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu: Lục quân mầu đỏ tươi; Phòng không – Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Mầu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, chuyên viên chuyên môn kỹ thuật đường viền rộng 3 mm.
d) Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.”
3.Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ
Hiện nay, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm được quy định như sau:
– Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
– Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
– Trung tá: nam 51, nữ 51;
– Thượng tá: nam 54, nữ 54;
– Đại tá: nam 57, nữ 55;
– Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ nhưng không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.