Đã 25 năm kể từ ngày Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ban hành nghị quyết về chính sách kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam. Vậy chính sách này đã được thực hiện thế nào, dẫn tới kết quả thế nào? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu thông qua nội dung trình bày dưới đây !!
Chính sách kế hoạch hóa gia đình Việt Nam bắt đầu từ khi nào?
1. Kế hoạch hóa gia đình là gì?
Kế hoạch hóa gia đình là quá trình kiểm soát khả năng sinh con, điều chỉnh khoảng cách sinh con và số con trong gia đình. Có rất nhiều cách ngừa thai an toàn và hiệu quả, giúp các cặp vợ chồng thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
Kế hoạch hóa gia đình bao gồm việc sử dụng cách ngừa thai tự nhiên, các biện pháp tránh thai, cách ngừa thai ngoài ý muốn và cả những cố gắng giúp cho các cặp vợ chồng khó sinh đẻ có thể mang thai. Có thể phân chia kế hoạch hóa gia đình làm 2 loại là kế hoạch hóa gia đình âm tính (giảm phát triển dân số) và kế hoạch hóa gia đình dương tính (tăng phát triển dân số). Trong đó, chủ yếu là kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm phát triển dân số, góp phần ổn định dân số, xây dựng xã hội phát triển.
2. Chính sách kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam
Để thực hiện hóa các kế hoạch hóa gia đình nói trên thì cần có những biện pháp, chính sách, chủ trương phổ biến đến toàn dân. Đó gọi là chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Vào ngày 14/1/1993, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII trong Hội nghị lần thứ 4, đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nghị quyết bao gồm nhiều nội dung, trong đó có một số nội dung tiêu biểu như sau:
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con, ngoại trừ trường hợp con sinh ra bị dị tật, khiếm khuyết…
- Phụ nữ nên sinh con từ 22 – 34 tuổi. Vì theo bác sĩ, phụ nữ càng lớn tuổi thì sinh ra con dễ mắc bệnh.
- Khuyến khích vợ chồng hoặc các cặp đôi sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.
- Giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính. Năm 2015, cứ 112,8 cháu trai được sinh ra thì có 100 cháu gái tương ứng. Nếu tình hình mất cân bằng như vậy còn tiếp diễn, thì tương lai, cụ thể là đến năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 2,3 – 4,3 triệu đàn ông Việt có nguy cơ không lấy được vợ. Cho nên, việc giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính cũng nằm trong chính sách kế hoạch hóa gia đình.
- Việt Nam là nước đứng đầu châu Á về tỷ lệ nạo, phá thai. Hậu quả để lại cho nhiều cô gái trẻ vì nạo, phá thai không an toàn là tắc vòi trứng, thủng tử cung, vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, trong chính sách kế hoạch hóa gia đình không thể thiếu việc giảm tỷ lệ nạo, phá thai.
- Cải thiện việc tuyên truyền các vấn đề kế hoạch hóa gia đình đến người dân, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các chính sách.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các cơ sở y tế.
- Giải quyết vấn đề phân bố dân số và nâng cao chất lượng dân số.
3. Thực trạng của kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay
3.1. Tình hình thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình
Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt trong việc tuyên truyền và phổ biến các chính sách kế hoạch hóa gia đình. Kết quả là nước ta đã hạn chế sinh hơn 27 triệu người, nhiều tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giữ mức sinh thấp. Hiện nay, trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh nở chỉ sinh 2.1 con.
3.2. Tình trạng già hóa dân số
Từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Một quốc gia có dân số già khi tỉ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% tổng số dân hoặc tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số. Còn nếu tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 10% tổng số dân hoặc tỉ lệ người trên 65 tuổi chỉ chiếm 7% tổng dân số thì quốc gia đó được xem là đang trong giai đoạn già hóa dân số.
Vì vậy, hiện tại mức sinh ở một số vùng tỉnh thành của Việt Nam đang thấp. Nếu tình hình còn tiếp diễn như thế thì khả năng mức sinh sẽ giảm xuống sâu, không thể phục hồi được. Vì người dân đã quen với việc sinh ít con, giảm bớt áp lực kinh tế, có thể thoải mái dành thời gian cho công việc, tập trung phát triển sự nghiệp, thì việc khuyến khích họ sinh thêm con sẽ vô cùng khó khăn. Điều đó sẽ dẫn đến hệ quả, Việt Nam trở thành một nước có dân số già, thiếu hụt nguồn lao động trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế.
3.3. Đề xuất nới lỏng chính sách sinh 2 con
Trước tình hình đó, các chuyên gia đã đề nghị Việt Nam nới lỏng chính sách sinh 2 con. Bộ Y tế cũng đã xây dựng một dự thảo Luật Dân số mới, dự kiến năm 2018 sẽ trình Quốc hội thông qua. Theo đó, bộ đề xuất việc cho phép các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con sẽ sinh, thời gian sinh và khoảng cách giữa các lần sinh. Và để cân bằng, duy trì mức sinh đồng đều giữa các tình trên đất nước, Chính phủ quy định giảm sinh ở những tình thành có mức sinh cao, ngược lại khuyến khích các vợ chồng sinh đủ 2 con ở vùng có mức sinh thấp.
Vì vậy, việc hiểu và chấp hành tốt các chính sách kế hoạch hóa gia đình là điều rất cần thiết nếu muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, đất nước giàu mạnh. Hơn nữa, tùy vào tình hình và thực trạng dân số ở từng thời gian mà nhà nước sẽ đưa ra các chính sách phù hợp. Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân là thực hiện tốt các chính sách kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam để giúp đất nước phát triển theo hướng tốt đẹp hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi Kế hoạch hóa gia đình bắt đầu từ năm nào? mà LVN Group đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi; LVN Group với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật LVN Group – Đồng hành pháp lý cùng bạn.