1. Mở đầu vấn đề

Tố tụng tư pháp, đặc biệt tố tụng hình sự là một lĩnh vực được chú trọng nghiên cứu ở nước ta trong thời gian vừa qua và đã có những thành tựu quan trọng.

Hệ thống lý luận pháp luật thực định về tố tụng tư pháp từng bước được hình thành và phát triển. Điều chỉnh pháp luật về tố tụng tư pháp cũng được Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn, do vậy, các bộ luật tố tụng tư pháp và các quy định khác có liên quan cũng ngày càng được hoàn thiện. Nhưng nhìn ở một phưong diện khác – phương diện chính sách pháp luật, tố tụng tư pháp chưa được quan tâm với tư cách là một loại chính sách pháp luật độc lập trong khi có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để coi chính sách pháp luật tố tụng tư pháp là một loại chính sách pháp luật độc lập trong hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam.

2. Khái niệm chính sách pháp luật tố tụng tư pháp

Chính sách pháp luật tố tụng tư pháp là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế nhà nước để xây dựng chiến lược và sách lược phát triển pháp luật tố tụng tư pháp, nâng cao hiệu quả của cơ chế điêu chỉnh pháp luật tố tụng tư pháp để bảo đảm các quyền và tự do của các chủ thể pháp luật.

Chính sách pháp luật tố tụng tư pháp có khách thể tác động riêng là quá trình tài phán. Quá trình đó được coi là các loại tố tụng tư pháp do các loại quy phạm pháp luật tố tụng điều chỉnh như: tố tụng hiến pháp, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, tố tụng trọng tài và các loại tố tụng khác.

3. Thuộc tính của chính sách pháp luật tố tụng tư pháp

Chính sách pháp luật tố tụng tư pháp có các thuộc tính sau đây:

– Chính sách pháp luật tố tụng tư pháp được thực hiện bằng các công cụ pháp lý mang tính chất tố tụng tư pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội;

– Phương tiện cơ bản của việc thực hiện chính sách pháp luật tố tụng tư pháp là văn bản pháp luật tố tụng bao gồm cả các văn bản mang tính chất quy phạm lẫn các văn bản mang tính chất cá biệt;

– Chính sách pháp luật tố tụng tư pháp hướng đến việc tối ưu hóa tố tụng tư pháp, nâng cao hiệu quả của cơ chế điều chỉnh pháp luật tố tụng tư pháp;

– Chính sách pháp luật tố tụng tư pháp có nội dung không chỉ hoàn thiện các ngành pháp luật tố tụng tư pháp mà còn cả chiến lược và sách lược phát triển pháp luật nói chung, kế hoạch hóa pháp luật, dự báo pháp luật, mô hình hóa các lĩnh vực khác nhau của đời sống pháp luật trong xã hội.

4. Nhiệm vụ của chính sách pháp luật tố tụng tư pháp

Các nhiệm vụ của chính sách pháp luật tố tụng tư pháp được hiểu là các ưu tiên của chính sách pháp luật tố tụng tư pháp. Chính sách pháp luật tố tụng tư pháp nước ta hiện nay có các ưu tiên sau đây:

– Tối ưu hóa các cơ chế tài phán để bảo hộ và bảo vệ công lý, các quyền con người, quyền công dân và lợi ích hợp pháp của những người tham gia các quan hệ pháp luật;

– Bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của tố tụng tư pháp;

– Củng cố và nâng cao niềm tin của Nhân dân đối vói xét xử nói chung và đối với thẩm phán nói riêng;

– Nâng cao hiệu quả của các tố tụng tư pháp hình sự, tố tụng tư pháp hành chính, tố tụng tư pháp dân sự, tố tụng tư pháp kinh tế, tố tụng tư pháp lao động, tố tụng tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và các loại tố tụng tài phán khác;

– Và các ưu tiên khác: hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thủ tục rút gọn; hoàn thiện thủ tục thương lượng, hòa giải, trọng tài; hoàn thiện thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại tòa…

5. Bàn luận về chính sách pháp luật tố tụng hình sự

Khái niệm:

Tố tụng hình sự là quá trình xét xử của luật hình sự. Mặc dù thủ tục tố tụng hình sự khác biệt đáng kể với các tài phán khác nhau, nhưng quá trình này thường bắt đầu bằng một cáo buộc hình sự chính thức với người bị xét xử hoặc được tại ngoại hoặc bị giam giữ, và dẫn đến việc kết án hoặc tha bổng cho bị cáo. Thủ tục tố tụng hình sự có thể là hình thức tố tụng hình sự tò mò hoặc bất lợi.

Hiện nay, ở nhiều quốc gia có hệ thống dân chủ và pháp quyền, tố tụng hình sự đặt gánh nặng chứng minh cho bên công tố – nghĩa là, việc truy tố để chứng minh rằng bị cáo có tội vượt quá mọi nghi ngờ hợp lý, trái với có sự bào chữa chứng minh rằng họ vô tội, và mọi nghi ngờ đều được giải quyết có lợi cho bị đơn. Điều khoản này, được gọi là giả định vô tội, được yêu cầu, ví dụ, ở 46 quốc gia là thành viên của Hội đồng Châu Âu, theo Điều 6 của Công ước Nhân quyền Châu Âu, và nó được đưa vào các tài liệu nhân quyền khác. Tuy nhiên, trong thực tế, nó hoạt động hơi khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Các quyền cơ bản như vậy cũng bao gồm quyền cho bị cáo biết hành vi phạm tội của mình đã bị bắt hoặc bị buộc tội và quyền xuất hiện trước một quan chức tư pháp trong một thời gian nhất định bị bắt giữ. Nhiều khu vực pháp lý cũng cho phép bị đơn có quyền tư vấn pháp lý và cung cấp cho bất kỳ bị cáo nào không đủ khả năng thuê Luật sư của LVN Group riêng của họ với một Luật sư của LVN Group được trả bằng chi phí công.

Thủ tục hình sự khác hoàn toàn so với thủ tục dân sự. Hầu hết các quốc gia phân biệt khá rõ ràng giữa các thủ tục dân sự và hình sự. Ví dụ, một tòa án hình sự Anh có thể buộc bị cáo phải nộp phạt như hình phạt cho tội ác của mình và đôi khi anh ta có thể phải trả các chi phí pháp lý của việc truy tố. Tuy nhiên, nạn nhân của tội phạm theo đuổi tuyên bố của mình cho bồi thường trong một vụ kiện dân sự, không phải là một vụ kiện hình sự. Ở Pháp, Ý và nhiều quốc gia bên cạnh đó, nạn nhân của một tội ác (được gọi là “bên bị thương”) có thể được bồi thường thiệt hại bởi một thẩm phán tòa án hình sự.

Chính sách pháp luật tố tụng hình sự được hiểu là các định hướng cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước và của hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước và của những người có chức vụ, quyền hạn tương ứng trong lĩnh vực xem xét và giải quyết các vụ án hình sự.

Chính sách pháp luật tố tụng hình sự là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước và của những người có chức vụ, quyền hạn để xác định các ưu tiên trong điều chỉnh pháp luật tố tụng hình sự, xây dựng cơ chế điều chỉnh tố tụng hình sự có hiệu quả và hoàn thiện cơ chế đó, bảo đảm để các chủ thể tham gia tố tụng hình sự thực hiện thỏa đáng các chức năng được giao và thực hiện nhiệm vụ của tố tụng hình sự được quy định trong Điều 2 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Chính sách pháp luật tố tụng hình sự được thể hiện tập trung và rõ nét nhất trong các quy định mang tính nền tảng, nguyên tắc trong Hiến pháp năm 2013, trong các quy định chung được gọi là các nguyên tắc của tố tụng hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong các nghị quyết của Tòa án nhân dân tối cao, trong các văn bản của các cơ quan nhà nước khác và của những người có quyền sáng kiến làm luật.

Nhiệm vụ chính sách pháp luật tố tụng hình sự

Các nhiệm vụ của điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực tố tụng hình sự được xác định dựa vào và xuất phát từ các quy định tại Chương II Hiến pháp năm 2013: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các quy định tại Chương VIII Hiến pháp năm 2013: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, con người, quyền con người được coi là giá trị cao nhất và Nhà nước có nghĩa vụ công nhận, bảo hộ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Các nhiệm vụ đó là: quy định thủ tục (trật tự) tố tụng hình sự cần thiết, tức là trật tự khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự mà việc tuân thủ trật tự đó sẽ bảo đảm việc bảo vệ được các quyền và lợi ích họp pháp của cá nhân và tổ chức là những người bị hại của tội phạm; bảo vệ cá nhân khỏi việc buộc tội, xét xử không hợp pháp và không có căn cứ, việc hạn chế không hợp pháp, không có căn cứ các quyền và tự do của cá nhân; truy tố hình sự có hiệu quả (có kết quả) và quyết định hình phạt công bằng đối với người phạm tội; không truy tố hình sự đối với người không có lỗi; miễn, giảm hình phạt đối với những người đã bị kết án; minh oan cho người bị kết án oan, sai hoặc không có căn cứ.

Cơ chế điều chỉnh tố tụng hình sự

Cơ chế điều chỉnh tố tụng hình sự là hệ thống các phương tiện pháp luật được ghi nhận trong các quy phạm thể hiện các phương thức tác động đặc trưng của tố tụng hình sự đến hoạt động và các quan hệ xã hội nẩy sinh trong quá trình tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự. Cơ chế điều chỉnh tố tụng hình sự bao gồm các phương tiện điều chỉnh tố tụng do luật quy định sau đây: các nhiệm vụ của hoạt động tố tụng; các thẩm quyền (các quyền năng), các quyền và các nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự; các sự kiện pháp lý; các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự; hình thức tố tụng; các chế tài và trách nhiệm.

Chủ thể của chính sách pháp luật tố tụng hình sự

Các chủ thể của chính sách pháp luật tố tụng hình sự là các cơ quan trực tiếp xây dựng chính sách pháp luật trong lĩnh vực tố tụng hình sự và bảo đảm đưa chính sách đó vào đời sống. Đó là Quốc hội, các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp có quyền sáng kiến xây dựng luật: Chủ tịch nước, các Hội đồng và các ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Các chủ thể tham gia và các chủ thể khác tiến hành hoạt động thông qua các kênh chính thức tương ứng: các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, các cán bộ nghiên cứu và các cán bộ thực tiễn, các công dân khác và các phương tiện thông tin đại chúng cũng tham gia xây dựng chính sách pháp luật tố tụng hình sự.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.