1. Đặc điểm Chương XIV “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”

Đối với Chương XIV “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” có 34 điều được quy định tại các điều từ Điều 123 đến Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 mà việc phân tích các điều khoản này cho thấy một số đặc điểm cơ bản sau đây:

– Có hai cấu thành tội phạm mới được nhà làm luật bổ sung tương ứng tại ba điều là: Điều 147 “Tội sử dụng người dưổi 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”; Điều 153 “Tội chiếm đoạt người dưối 16 tuổi” và; Điều 154 “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” Bộ luật hình sự năm 2015.

– Cấu thành tội phạm tại Điều 120 Bộ luật Hình sự trước đó (năm 1999) được tách ra thành ba cấu thành tội phạm độc lập tương ứng tại ba điều của Bộ luật hình sự năm 2015 là: Điều 151 “Tội mua bán người dưới 16 tuổi”; Điều 152 “Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi” và; Điều 153 “Tội chiếm đoạt ngưòi dưói 16 tuổi”.

– Riêng hành vi khách quan trong các tội xâm hại tình dục được mở rộng hơn theo hướng vừa bao gồm hành vi giao cấu (theo quan niệm truyền thống) vừa bao gồm hành vi quan hệ tình dục khác.

– Nếu như trong Bộ luật Hình sự trước đây vào năm 1999 về hình phạt tiền chĩ được quy định là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thì nay trong Bộ luật hình sự năm 2015, hình phạt tiền đã quy định là hình phạt chính đối với một loạt tội phạm nhất định của Chương này, đó là khoản 1 của các điều 135, điều 136, điều 138, điều 139, điều 155, và điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015.

2. Đặc điểm Chương XV “Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân”

Đối với Chương XV “Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân” có 11 điều, đó là các Điều từ điều 157 đến Điều 167 Bộ luật hình sự năm 2015, việc phân tích các điều khoản tại Chương này cho thấy hai đặc điểm cơ bản sau đây:

– Tên gọi (tiêu đề) của Chương này đã bổ sung thêm khách thể loại được pháp luật hình sự bảo vệ, đó là “quyền tự do của con người” trong mệnh đề trước (như nêu tại trên đây) vì tên gọi (tiêu đề) của Chương này trong Bộ luật Hình sự trước đây vào năm 1999 chỉ có mệnh đề sau đó.

– Đã có thêm một cấu thành tội phạm mới được nhà làm luật bổ sung tại điều cuối cùng của Chương này nhằm cụ thể hóa việc bảo vệ bằng pháp luật hình sự một số quyền tự do hiến định của công dân, đó là Điều 167 “Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân” Bộ luật hình sự năm 2015.

3. Đặc điểm Chương XVI “Các tội xâm phạm sở hữu”

Trong Chương XVI “Các tội xâm phạm sở hữu” bao gồm có 13 điều, cụ thể từ Điều 168 đến Điều 180 Bộ luật hình sự năm 2015 mà việc phân tích các điều khoản tại Chương này cho thấy hai đặc điểm cơ bản dưới đây:

– Trong năm cấu thành tội phạm tương ứng tại năm điều luật như: Điều 172 “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản” Bộ luật hình sự năm 2015, Điều 173 “Tội trộm cắp tài sản” Bộ luật hình sự năm 2015, Điều 174 “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Bộ luật hình sự năm 2015, Điều 177 “Tội sử dụng trái phép tài sản” của Bộ luật hình sự năm 2015 và, Điều 178 “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” của Bộ luật hình sự năm 2015 nhà làm luật đã bổ sung thêm một số tài sản bị xâm hại mà Bộ luật Hình sự trước đó vào năm 1999 chưa quy định, như: “Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” (điểm d khoản 1 của 03 điều 172-174 Bộ luật Hình sự trước đó vào năm 1999); “Tài sản là kỷ vật, di vật” (điểm đ khoản 1 Điều 173 và điểm d khoản 1 Điều 178) và; “Tài sản là bảo vật quốc gia” (điểm b khoản 2 Điều 177 và điểm c khoản 2 Điều 178 Bộ luật Hình sự trước đó vào năm 1999.

– Khách thể của cấu thành tội phạm tại Điều 144 “Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước” của Bộ luật Hình sự trước đó vào năm 1999 đã được nhà làm luật mở rộng hơn trong cấu thành tội phạm tương ứng sau 16 năm trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành theo hướng pháp luật hình Sự bảo vệ đối vối không chỉ tài sản của Nhà nước, mà còn cả tài sản của “cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” (khi mà 06 từ mới sau cùng này đã bổ sung vào sau từ “Nhà nước” trong tên gọi của Điều 179 Bộ luật hình sự năm 2015.

4. Đặc điểm Chương XVII “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình”

Đối với Chương XVII “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” có bao gồm 07 điều, từ Điều 181 đến Điều 187 Bộ luật hình sự năm 2015 mà việc phân tích các điều khoản tại Chương này cho thấy hai đặc điểm cơ bản sau đây:

– Trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã tăng mức độ nghiêm khắc trong chế tài hình sự đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình, được quy định tại Điều 185 bằng việc bổ sung thêm cấu thành tăng nặng mới tại khoản 2 Điều này của Bộ luật hình sự năm 2015 – với mức cao nhất của khung hình phạt lên đến 05 năm tù. Bởi vì tại Điều 151 tương ứng của Bộ luật Hình sự trước đó vào năm 1999 chỉ có một cấu thành tội phạm cơ bản. Bằng cách đó, pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành đã thực sự góp phần giáo dục sự hiếu thảo và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với những người thân thích gần của mình.

– Đã phi tội phạm hóa đối với hành vi phạm tội tảo hôn mà trong Bộ luật Hình sự trước đó vào năm 1999 đã xếp sau dấu phảy (,) trong cùng tên gọi (tiêu đề) của cấu thành tội phạm tại Điều 148 “Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn” (tức là gồm hai tội trong một tên gọi) và như vậy, Điều 183 tương ứng mới trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã không xử phạt chính bản thân những người tảo hôn (mà chỉ xử phạt người nào đứng ra tổ chức cuộc hôn nhân vi phạm đó).

– Còn hành vi “đăng ký kết hôn trái pháp luật” trong cấu thành tội phạm tại Điều 149 Bộ luật Hình sự của năm 1999 vào cấu thành tội phạm khác là tại Điều 336 Bộ luật hình sự năm 2015, đó là “Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật”.

– Trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã có bổ sung thêm cấu thành tội phạm mới hoàn toàn tại Điều 187 “Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”.

5. Đặc điểm Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”

Đối với Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” có 47 điều, cụ thể là Điều 188 đến Điều 234 Bộ luật hình sự năm 2015. Việc phân tích các điều khoản tại Chương này cho thấy hai đặc điểm cơ bản sau đây (ngoài điểm mới về việc phân chia các nhóm tội phạm tương ứng theo các mục trên) như:

– Đã phi tội phạm hóa bốn cấu thành tội phạm tương ứng tại bốn điều của Bộ luật Hình sự (năm 1999) như: Điều 159 “Tội kinh doanh trái phép”; Điều 167 “Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế”; Điều 170 “Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp” và; Điều 178 “Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng”.

– Đã bổ sung thêm 15 cấu thành tội phạm mới vào Chương XVIII Bộ luật hình sự năm 2015 tương ứng với: 05 điều (Điều 212 – Điều 216) tại Mục 2; 09 điều (Điều 217, Điều 217a – Điều 224 và Điều 230) tại Mục 3 của Chương này Bộ luật hình sự năm 2015. Và trong 15 cấu thành tội phạm mới này thì nhà làm luật đã cụ thể hóa và thay thế một cấu thành tội phạm tại Điều 165 Bộ luật Hình sự (năm 1999) về “Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” bằng việc ghi nhận 09 cấu thành tội phạm mới tại 09 điều mới được bổ sung tương ứng trong 09 lĩnh vực cụ thể liên quan đến các tội phạm này tại các điều 217, 217a-224 Bộ luật hình sự năm 2015 về: Cạnh tranh; Kinh doanh theo phương thức đa cấp; Hoạt động bán đấu giá tài sản; Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; Kế toán; Đấu thầu; Nộp thuế và; Đầu tư công trình xây dựng.

– Đối với 22 cấu thành tội phạm tương ứng với 22 điều thuộc Chương XVIII Bộ luật hình sự năm 2015 mà trong đó nhà làm luật có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại thì về mặt kỹ thuật lập pháp nội hàm các điều này được sắp xếp theo hai phần:

+ Các khoản ở phần đầu mỗi điều ghi nhận các khoản về trách nhiệm hình sự của cá nhân phạm tội;

+ Các khoản ở phần sau tiếp theo về trách nhiệm hình sự liên đới của pháp nhân thương mại mà thực chất sự liên đới trách nhiệm hình sự này là do người đại diện/người được ủy quyền của pháp nhân thực hiện (vì rõ ràng là pháp nhân không phải là thực thể sinh học nên không thể phạm tội được).

=> Chính vì vậy, một lần nữa, về kỹ thuật lập pháp vấn đề này đã khẳng định cho sự cần thiết phải bổ sung điều luật về giải thích các thuật ngữ trong Bộ luật Hình sự là không thể nghi ngờ.

– Đã tách một số cấu thành tội phạm ghép thành các cấu thành tội phạm riêng biệt như: Điều 155 “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm” của Bộ luật Hình sự (năm 1999) đã tách thành hai cấu thành tội phạm độc lập tương ứng tại hai điều của Bộ luật hình sự năm 2015 là Điều 190 “Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm” và Điều 191 “Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”; Điều 157 “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” của Bộ luật Hình sự (năm 1999) được tách thành hai cấu thành tội phạm độc lập tương ứng tại hai điều của Bộ luật hình sự năm 2015 là Điều 193 “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” và Điều 194 “Tội sản xuất, buôn bốn hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

Trân trọng!