1. Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là gì?

Luật đa dạng sinh học năm 2008 giải thích: Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

2. Trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

Điều 12 Nghị định 160/2013/NĐ-CP quy định về vấn đề trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể:

2.1. Điều kiện

Việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;

– Có giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép

Hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 07, Phụ lục II Nghị định này;

– Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật;

– Văn bản thỏa thuận về trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;

– Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.

2.3. Trình tự cấp giấy phép

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ và phí thẩm định cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho tổ chức, cá nhân đề nghị; trường hợp từ chối cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật được quy định theo Mẫu số 08, Phụ lục II Nghị định này.

Hiệu lực giấy phép, gia hạn, thu hồi giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

– Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực trong sáu (06) tháng. Một (01) tháng trước khi Giấy phép hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã phải có đơn đề nghị gia hạn giấy phép và không quá một (01) lần gia hạn cho một giấy phép;

– Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, vượt quá số lượng ghi trong giấy phép; quá thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép mà tổ chức, cá nhân không tiến hành hoạt động trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;     

Việc lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình lưu giữ, vận chuyển mẫu vật. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển theo Mẫu số 09, Phụ lục II Nghị định này; giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật; giấy chứng nhận kiểm dịch đối với mẫu vật là động vật sống, thực vật sống; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;

Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị lưu giữ, vận chuyển mẫu vật, trường hợp từ chối cấp giấy xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển được quy định theo Mẫu số 10, Phụ lục II Nghị định này.

Hộ gia đình, cá nhân lưu giữ, vận chuyển giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lưu giữ và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

Điều 13 Nghị định 160/2013/NĐ-CP quy định về việc nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ như sau:

3.1. Điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

– Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo giống ban đầu được thực hiện tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật đa dạng sinh học.

Hộ gia đình, cá nhân hiện đang nuôi, trồng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nhưng chưa đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải khai báo với chính quyền địa phương sở tại và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng phải có nguồn gốc hợp pháp và thuộc Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

3.2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nuôi, trồng

Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nuôi, trông loài được ưu tiên bảo vệ gồm:

– Đơn đăng ký nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo Mẫu số 11, Phụ lục II Nghị định này;

– Đề án nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo đăng ký. Nội dung đề án gồm các thông tin cơ bản về: Đặc điểm sinh thái học của loài; quy mô và kế hoạch nuôi, trồng, phát triển loài; cơ sở hạ tầng, quy trình kỹ thuật nuôi, trồng; năng lực tài chính, chuyên môn; biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường;

– Giấy tờ chứng minh bảo đảm điều kiện nuôi, trồng loài bao gồm các thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học.

3.3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nằm ngoài Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

– Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, tổ chức kiểm tra thực tế và cấp giấy phép nuôi, trồng theo Mẫu số 12, Phụ lục II Nghị định này, trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Trường hợp cá thể động vật hoang dã bị chết trong quá trình nuôi, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận và quyết định xử lý theo một trong các phương án sau:

– Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng;

– Tiêu hủy đối với trường hợp cá thể động vật hoang dã chết do bị bệnh dịch hoặc không thể xử lý theo phương án quy định tại Điểm a Khoản này.

4. Đơn đề nghị cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê loài được ưu tiên bảo vệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TRAO ĐỔI, MUA, BÁN, TẶNG

CHO, THUÊ LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Kính gửi:…………………………………..

1. Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức

1.1. Tên và địa chỉ của tổ chc cá nhân đề nghị

– Tổ chức: tên đy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cp hoặc quyết định thành lập.

– Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân tiếp nhận:

– Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp hoặc quyết định thành lập

– Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

2. Nội dung đề nghị

2.1. Mục đích

2.2. Hình thc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê

2.3. Thông tin về mẫu vật

– Tên khoa học.

– Tên thông thường.

– Số lượng, chủng loại.

– Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm …).

2.4. Nguồn gốc mẫu vật

3. Thi gian dự kiến trao đi, mua, bán, tặng cho, thuê: từ ngày… tháng … năm …. đến ngày… tháng… năm….

4. Tài liệu kèm theo

 

 

……., ngày …….. tháng …….. năm ………
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

  5. Đơn đề nghị đăng ký nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

ĐĂNG KÝ NUÔI, TRỒNG LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Kính gửi:…………………………………….

1. Tên cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép:

– Tổ chức: tên đy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cp hoặc quyết định thành lập.

– Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Nội dung đề nghị

– Mục đích nuôi, trồng

– Hiện trạng quần thể loài đề nghị nuôi, trồng ngoài tự nhiên (số lượng cá thể, phân bố, môi trường sống,…)

– Loài đề nghị nuôi, trồng:

TT

Tên loài

Số lượng cá thể đề nghị nuôi, trồng tại cơ sở

Nguồn gốc (từ tự nhiên, gây nuôi hoặc nhập khẩu)

Diện tích nuôi, trồng đối với từng loài đề nghị nuôi

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

Cá thể đực

Cá thể cái

Cá thể non

Cá thể già

Cá thể trưởng thành

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Địa điểm cơ sở nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

4. Tổng diện tích nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

5. Thi gian dự kiến nuôi, trồng loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

6. Tài liệu kèm theo

 

 

……., ngày …….. tháng …….. năm ………
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group