Đối Thoại Gián Tiếp Là Gì? [Cập Nhật 2023]

Đối thoại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Vậy đối thoại là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến đối thoại. Mời bạn đọc cùng cân nhắc.

Đối Thoại Gián Tiếp Là Gì? [Cập Nhật 2023]

1. Đối thoại là gì?

Đối thoại là (i) hoạt động giao tiếp bằng lời nói từ 02 người trở lên, (ii) một loại văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật, (iii) một thể loại văn học ở châu Âu mà nội dung chủ yếu về triết lý, chính luận, trong đó tư tưởng của các chuyên gia được khai triển dưới dạng trò chuyện, tranh luận của từ 02 người trở lên.

Vì vậy tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh sử dụng mà đối thoại lại mang ý nghĩa khác nhau. Dù mang hàm nghĩa thế nào, đối thoại vẫn là việc tranh luận, trao đổi trực tiếp giữa 02 người trở lên bằng những cách thức khác nhau.

2. Điều kiện để tham gia đối thoại hiệu quả

Chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng về quan điểm, nhận thức, trình độ,… của các bên tham gia đối thoại. Chỉ khi các bên có vị trí ngang nhau thì mới có thể nhìn nhận các vấn đề một cách bình đẳng, hoạt động đối thoại mới có thể diễn ra tốt đẹp.

Biết cách lắng nghe thông điệp các bên truyền tải, từ đó giúp các bên nhìn nhận vấn đề một cách đa diện, theo đó xác định nhanh chóng phương hướng giải quyết phù hợp.

3. Đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo

a/ Cơ sở pháp lý:

Điều 30 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về tổ chức đối thoại nhằm làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và phương hướng giải quyết.

Khi tham gia đối thoại, các bên cần tuân thủ những nguyên tắc sau để hoạt động đối thoại diễn ra suôn sẻ:

– Đảm bảo dân chủ, công khai, tôn trọng người tham gia đối thoại và tuân thủ pháp luật của Nhà nước, đường lối chính sách của Đảng;

– Không lợi dụng cuộc đối thoại để làm nơi thực hiện ý đồ xấu, không thiện chí, hoặc xúc phạm danh dự, uy tín của đơn vị Nhà nước và cá nhân;

– Bình tĩnh, có thiện chí, thận trọng, tôn trọng sự thật khách quan khi tham gia đối thoại.

– Thực hiện công tác chuẩn bị, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, xác minh vụ việc, nắm bắt nội dung chính xác của vụ việc,… giúp các bên đưa ra được nhiều góc nhìn, quan điểm, từ đó xác định phương hướng giải quyết đúng đắn.

– Kết thúc đối thoại phải có biên bản ghi lại toàn bộ nội dung đối thoại. Đây là cơ sở chứng minh nội dung đối thoại hoàn toàn hợp pháp, tuân thủ các quy định pháp luật.

b/ Mục đích tổ chức, tham gia đối thoại

Đối thoại là một trong những tác nghiệp cần thiết của hoạt động thanh tra và xác minh giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thông qua đó nhằm thu thập và củng cố những thông tin liên quan để xác minh tính xác thực của vụ việc như: nguyên do phát sinh vụ việc, trách nhiệm pháp lý của các bên, …

Từ đó tìm ra những bất cập, sơ hở, thiếu sót của pháp luật, cũng như những ưu khuyết điểm của các cá nhân, đơn vị đoàn thể trong công tác quản lý cũng như trong việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo. Những thông tin là kết quả của đối thoại đó giúp cho người có trách nhiệm và thẩm quyền có được những quyết định đúng đắn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

c/ Ý nghĩa của đối thoại trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

– Đối thoại hiệu quả, thành công cũng góp phần tăng cường và củng cố sự đoàn kết dân tộc, tránh đối đầu, đối địch dẫn đến hận thù,…cũng như thể hiện tính nghiêm minh của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề cao pháp luật, pháp chế;

– Thể hiện tính công khai, dân chủ, đặc biệt thể hiện rõ bản chất phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

– Trước khi tham gia đối thoại, các bên cần thiết nghiên cứu những quy định pháp luật liên quan. Đồng thời, thông qua việc trả lời và giải thích các quy định của pháp luật, các bên tham gia đối thoại còn được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hiểu rõ hơn quy định pháp luật về vấn đề liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Đối thoại gián tiếp là gì? Nếu có câu hỏi pháp lý bất kỳ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com