Giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế là gì?

Trong hội nhập quốc tế hiện nay thì mâu thuẫn giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường, an ninh xã hội… có những quan điểm trái ngược nhau, không thỏa thuận thống nhất được về mặt lợi ích dẫn đến xung đột về quyền và lợi ích dẫn đến việc sinh ra các mâu thuẫn tranh chấp không đáng có gây ảnh hưởng ít nhiều nên quan hệ hòa hảo với các quốc gia nếu không giải quyết được có thể xảy ra bạo lực và gây ra chiến tranh gây ảnh hưởng đến sự an toàn của thế giới nên có một nguyên tắc hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế mà các bên phải tuân theo. Vậy Giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế là gì? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu qua nội dung trình bày dưới đây!

Giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế là gì?

1. Khái niệm tranh chấp quốc tế

Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tiễn mà trong đó các chủ thể của LQT có những quan điểm mâu thuẫn trái ngược nhau và gắn với đó là các yêu sách hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.

2. Đặc điểm của tranh chấp quốc tế

Chủ thể: Là CT của LQT. Những TC giữa 1 bên là CT LQT với bên kia không phải CT LQT không được coi là tranh chấp quốc tế.

Đối tượng: Đa dạng, phát sinh trong mọi LV của ĐSQT.

Tính chất: Không chỉ có sự mâu thuẫn trong quan điểm mà còn gắn với đó là các yêu sách hay những đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.

Phân biệt với: “tình thế quốc tế” –mới chỉ dừng ở mức độ: các bên có quan điểm trái ngược nhau.

VD: vấn đề hạt nhân ở Iran. Mỹ cho rằng Iran làm giàu Uranium để sản xuất hạt nhân, nhưng Iran bác bỏ và nói răng làm giàu uranium để sản xuất điện năng.

  • Cơ chế giải quyết TC: Áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết TCQT. Các bên TC được hoàn toàn tự do thỏa thuận để lựa chọn một biện pháp giải quyết TC, tuy nhiên những biện pháp đó phải dựa trên các NT cơ bản của LQT như NT hòa bình giải quyết TCQT, NT không dùng vũ lực hay đe dọa dùng VL trong quan hệ QT.
  • Luật áp dụng: Luật QT bao gồm các NT và QPPLQT. PL QG chỉ được sử dụng để giải quyết TCQT trong trường hợp giải quyết CT tại trọng tài QT và phải có sự thỏa thuận của các chủ thể => phù hợp với NT bình đẳng về chủ quyền giữa các QG.

3. Phân loại tranh chấp quốc tế

3.1. Dựa vào Số lượng các bên trong tranh chấp:

+ tranh chấp song phương (Thái Lan, Camphuchia – đền Preah Vihear).

+ tranh chấp đa phương (tranh chấp có tính chất khu vực: biển Đông – 5 nước 6 bên, tranh chấp có tinh chất toàn cầu).

3.2. Dựa vào chủ thể tranh chấp

+ Tranh chấp giữa các quốc gia (biển Đông)

+ Tranh chấp giữa các TCQT

+ Tranh chấp giữa QG với tổ chức QT (tranh chấp TM giữa Nga và EU về việc Moskva áp mức thuế cao đối với nông sản và hàng chế tạo xuất khẩu của EU).

– Dựa vào nội dung tranh chấp

+ Tranh chấp về kinh tế thương mại

+ Tranh chấp về biên giới lãnh thổ: Về phân định ranh giới biển có các vụ như vụ kiện về thềm lục địa giữa Đức và Đan Mạch năm 1967, vụ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ kỳ năm 1976, vụ giữa Mỹ và Canada năm 1981, vụ giữa Ukraina và Romania năm 2010; Liên quan tranh chấp biên giới trên đất liền có các vụ như vụ kiện về đền Preah Vihear giữa Campuchia và Thái Lan năm 1957, vụ kiện giữa Libya và CH Chad năm 1990, vụ kiện giữa Benin và Nigeria năm 2002.

+ TC về bảo hộ công dân

3.3. Dựa vào tính chất tranh chấp

+ Tranh chấp chính trị: tranh chấp về việc thực hiện chủ quyền quốc gia

+ Tranh chấp pháp lý: tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng quy phạm pháp Luật quốc tế

Phân loại để xác định biện pháp giải quyết tranh chấp và xác định thẩm quyền của các thiết chế giải quyết tranh chấp. Phân loại chỉ mang tính tương đối, một tranh chấp có thể bao gồm nhiều yếu tố trên.

Ví dụ về tranh chấp quốc tế: Tranh chấp giữa TL và Campuchia về ngôi đền Preah Vihear: Do ngôi đền nằm ở một khu vực không được phân định rõ ràng trên biên giới Campuchia và Thái Lan nên tranh chấp đã xảy ra giữa 2 quốc gia trong nhiều thập niên. Sau khi Preah Vihear được công nhận là Di sản thế giới, xung đột đã nổ ra gây thương vong cho cả 2 phía. Ngày 11/11/2013, Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết rằng khu vực quanh ngôi đền cổ này thuộc về Campuchia và tuyên bố Thái Lan phải rút quân đội và cảnh sát khỏi Preah Vihear.

4. Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế

Sự hình thành và phát triển nguyên tắc “giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế” gắn liền với sự hình thành và phát triển của nguyên tắc “cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, và là hệ quả tất yếu của nguyên tác trên.

Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể Luật quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau, không thống nhất được về quyền và lợi ích xung đột, mâu thuẫn.

Trong hệ thống các Công ước The Hague năm 1899 và năm 1907 có Công ước về hòa bình giải quyết xung đột quốc tế, là Công ước đa phương đầu tiên đề cập đến vấn đề cần thiết này. Tuy nhiên, Công ước này mới chỉ đưa ra lời kêu gọi các quốc gia tự nguyện thực hiện các biện pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ lực.

Quy chế Hội quốc liên ở mức độ nhất định đã đưa ra quyền của các quốc gia dùng chiến tranh như là phương tiện giải quyết tranh chấp, lần đầu tiên đã xác định nghĩa vụ của các quốc gia giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình như giải quyết ở tòa án hoặc đưa ra Hội đồng của Hội quốc liên. Quy định này không mang tính chất là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của mọi quốc gia và việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình chỉ được coi là khả năng có thể xảy ra khi có tranh chấp mà thôi.

Liên hiệp quốc cùng với bản Hiến chương Liên hợp quốc lần đầu tiên đã nâng vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “Thành viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”.

Thế nào là “tranh chấp quốc tế”? Luật quốc tế không có một định nghĩa chính xác về tranh chấp quốc tế được thừa nhận rộng rãi, nhưng đa số các chuyên gia đều cho rằng tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể Luật quốc tế và những bất đồng về các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế.

Nguyên tắc “giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế” được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm 1970, trong đó chỉ rõ “mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và công bằng”.

Các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó, các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình. Vì vậy, “giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế” là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia – thành viên của cộng đồng quốc tế. Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp đều được giải quyết trên cơ sở Luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực tiễn cho thấy, phương pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc luôn phải tôn trọng biện pháp “giải quyết hòa bình” mà các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên tự lựa chọn mà vẫn không giải quyết triệt để vấn đề, Hội đồng Bảo an có quyền kiến nghị các bên áp dụng các biện pháp khác nhằm nhanh chóng chấm dứt những mối đe dọa.

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, với việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, hiện nay cộng đồng quốc tế đang dần thừa nhận vai trò cũng như tính hiệu quả của các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như: EU, ASEAN, Liên Hợp quốc…

Trên đây là Giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế là gì? mà LVN Group muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng nội dung trình bày sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com