Hạn mức chuyển ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất

Đầu tư là một hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại (như tài chính, vật chất, lao động, trí tuệ, thời gian…), để đạt được lợi nhuận và lợi ích kinh tế lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã bỏ ra. Còn Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. Vậy Hạn mức chuyển ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài theo hướng dẫn mới nhất là bao nhiêu? Hãy xem nội dung trình bày dưới đây.

Hạn mức chuyển ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài theo hướng dẫn mới nhất

1. Ngoại tệ là gì?

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN).

Trên thực tiễn giao thương, thường coi trọng ngoại tệ mạnh, là những đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế, có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền khác. Một số đồng ngoại tệ mạnh thông dụng nhất thế giới được thừa nhận trong thời gian dài là USD (Đô la Mỹ), EURO (Đồng tiền chung châu Âu), GBP (Bảng Anh), CAD (Đô la Canada), CHF (Phrăng Thụy Sỹ), YJP (Yên Nhật).

Đến năm 2019, có 26 nước có đơn vị tiền tệ gọi là đô la, trong đó đồng USD là phổ biến nhất.

Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. (khoản 18 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)

Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp; để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài: (khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 8, Điều 17 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005).

2. Thế nào là đầu tư?

Đầu tư là một hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại (như tài chính, vật chất, lao động, trí tuệ, thời gian…), để đạt được lợi nhuận và lợi ích kinh tế lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã bỏ ra. Để hiểu rõ về đầu tư là gì, chúng ta cần phân biệt rõ:

Đầu tư không đơn thuần là đánh bạc như nhiều người vẫn nghĩ, bằng cách bỏ ra một số tiền và thu về lợi nhuận cho từng thương vụ. Đây là nhận định hoàn toàn sai lầm, bởi cờ bạc dựa vào rất nhiều yếu tố may rủi, còn đầu tư thì không. Một nhà đầu tư thực sự không phải “ném tiền qua cửa sổ”, mà cần rất nhiều thời gian, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đầu tư để đánh giá tiềm năng, lợi ích kinh tế và đo lường rủi ro của một dự án. Tất nhiên, việc phán đoán chính xác là điều không thể, nhưng khi đã trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết thì hoàn toàn có khả năng mang về lợi nhuận từ kênh đầu tư đó.

Mặt khác, đầu tư khác hoàn toàn với đầu cơ. Đầu cơ là tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống hay kỳ vọng một sự kiện có thể gây biến động giá hoặc tạo sự khan hiếm, nhằm tích lũy số lượng lớn một loại tài sản (như cổ phiếu, tiền tệ, bất động sản, hàng hóa…), sau đó bán lại với giá cao hơn để hưởng lợi từ mức chênh lệch trong thời gian ngắn. Trong khi đó, đầu tư là dựa trên nghiên cứu, phân tích về đối tượng đầu tư, đồng thời đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng lâu bền để tích lũy một loại tài sản trong thời gian dài.

3. Nhà đầu tư chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài bằng cách nào?

Theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư được mở tại một tổ chức tín dụng được cấp phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.

4. Hạn mức chuyển ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài

Thông thường, Nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền sau khi đã được cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài và thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài đã mở.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, như: Chi phí nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư; Khảo sát thực địa; Nghiên cứu tài liệu; Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư; Đàm phán hợp đồng…. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trong những trường hợp này phải được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về ngoại hối, xuất khẩu, hải quan, công nghệ. Lưu ý, hạn mức chuyển ngoại tệ trong trường hợp này không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác.

5. Thủ tục để chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Mở tài khoản vốn đầu tư

Nhà đầu tư lựa chọn tổ chức tín dụng mà quý công ty mở tài khoản thanh toán tại Việt Nam và tổ chức tín dụng đó phải được cấp phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối để mở tài khoản vốn;

Bước 2: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp:

+ Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà đầu tư là tổ chức tín dụng;

+ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Nhà đầu tư không phải là tổ chức tín dụng có trụ sở chính.

  • Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

+ Giấy phép đầu tư ra nước ngoài;

+ Văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do đơn vị có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp;

+ Văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ;

+ Văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài;

+ Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

  • Cách thức nộp: Nộp trực tiếp hoặc bưu điện
  • Thời hạn xử lý: 10 ngày công tác kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
  • Kết quả: Xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước.

Bước 3: Nhà đầu tư tiến hành các thủ tục chuyển tiền tại Ngân hàng mở tài khoản vốn để chuyển tiền ra nước ngoài.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com