Hội sở ngân hàng là gì? Những thông tin mà bạn cần biết

Với những ai làm trong ngành ngân hàng, thì khái niệm hội sở ngân hàng không phải là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên với những người ngoài ngành thì hội sở là gì vẫn là một bí ẩn, dù đã từng nghe qua nhưng vẫn không có sự am hiểu thấu đáo. Vậy Hội sở ngân hàng là gì? Những thông tin mà bạn cần biết là gì? Cùng Luật LVN Group nghiên cứu ngay nào.
Hội sở ngân hàng là gì? Những thông tin mà bạn cần biết

1. Hội sở là gì?

Hội sở ngân hàng được hiểu là trụ sở của một ngân hàng, hội sở được xem là trung tâm đầu não của ngân hàng đó. Theo cơ cấu tổ chức thì hội sở được xếp vào hàng cao nhất trong tổ chức.
Hội sở là nơi mà khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch, nơi mà các cơ cấu phân cấp thấp hơn không thể thực hiện được. Một trụ sở ngân hàng được chia thành nhiều phòng ban, và mỗi phòng đảm nhận một vai trò, nhiệm vụ khác nhau.

2. Mỗi ngân hàng có bao nhiêu hội sở?

Trụ sở chính của ngân hàng thường chỉ có duy nhất, nơi đây tập trung các phòng ban chính của ngân hàng. Nơi đây cũng là nơi các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng tập trung và công tác tại đây.
Một số ngân hàng có đến 2 hội sở, tuy nhiên con số này chiếm số lượng rất ít trong số các ngân hàng.

3. Cơ cấu phân cấp trong tổ chức ngân hàng

Để đảm bảo khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, các ngân hàng thường phân cấp tổ chức. Thứ tự phân cấp trong tổ chức ngân hàng từ lớn đến bé được thể hiện cụ thể như sau:
Hội sở >> Chi nhánh ngân hàng >> Sở giao dịch ngân hàng >> Phòng giao dịch ngân hàng.
Mỗi phân cấp trong cơ cấu tổ chức được quy định thực hiện được một số chức năng, và cấp càng lớn thì chức năng càng nhiều. Ngược lại phân cấp càng nhỏ sẽ có càng nhiều các chức năng bị giới hạn và phân cấp đó không thể thực hiện để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các phân cấp trong tổ chức vẫn thuộc quyền quản lý của hội sở ngân hàng.

4. Những thông tin mà bạn cần biết

Chi nhánh ngân hàng là gì?
Chi nhánh ngân hàng được phân quyền dưới hội sở ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng được đặt tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, mỗi ngân hàng không quy định nên có thể có nhiều chi nhánh.
Các chi nhánh ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các nghiệp vụ của ngân hàng. Chi nhánh được phân thành 2 nhóm là chi nhánh ngân hàng cấp 1 và chi nhánh ngân hàng cấp 2. Dựa theo tiêu chí lợi nhuận mà các ngân hàng sẽ quyết định đâu là cấp 1 và đầu là cấp 2.
Sở giao dịch ngân hàng là gì?
Sở giao dịch là đơn vị tổ chức thuộc sự quản lý hội sở và chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, đây chính là nơi có lượng khách hàng đông nhất và mang đến lợi nhuận cao nhất trong các phân cấp của ngân hàng.
Sở giao dịch ngân hàng thường được đặt ở hầu hết các quận huyện, nơi đây sẽ bị hạn chế một số chức năng và quyền hạn nhất định so với chi nhánh, hội sở. Tại một số địa phương, sở giao dịch của ngân hàng chỉ có chức năng huy động nguồn vốn tiết kiệm hoặc gửi tới các khoản vay tín dụng.
Bởi đặc tính được xây dựng ở hầu hết các quận, huyện trên cả nước nên số lượng sở giao dịch của một ngân hàng khá lớn. Và đặc biệt hơn là các sở giao dịch lại có quan hệ vô cùng mật thiết để hỗ trợ nhau hoạt động, vận hành tốt nhất.
Phòng giao dịch ngân hàng là gì?
Phòng giao dịch ngân hàng thuộc quyền quản lý của ngân hàng đó, cục thuế và sở giao dịch ngân hàng. Thông thường ở các ngân hàng thương mại cổ phần, một phòng giao dịch sẽ bao gồm các bộ phận chủ chốt như: Phòng kế toán – ngân quỹ, phòng tổng hợp, phòng khách hàng…
Phòng giao dịch ngân hàng là bộ phận thực hiện ít chức năng quyền hạn nhất trong cơ cấu phân cấp tổ chức của một ngân hàng. Nơi đây chỉ thực hiện các chức năng cơ bản của một ngân hàng nhất định. Và tại đây khách hàng sẽ không thể sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bởi chức năng này không thuộc quyền hạn của phòng giao dịch.

5. Nên đến phân cấp tổ chức nào của ngân hàng để thực hiện giao dịch?

Tùy thuộc vào dịch vụ mà khách hàng sử dụng để có thể xác định cụ thể phân cấp tổ chức trong ngân hàng phù hợp để tiếp nhận, xử lý.
Với các phòng giao dịch ngân hàng địa phương có đủ quyền hạn và chức năng để đáp ứng nhu cầu vay hoặc gửi tiết kiệm khoản tiền dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên không áp dụng cho dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.
Với sở giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng có thể đáp ứng hạn mức giao dịch trên 2 tỷ đồng, áp dụng cho nhu cầu gửi, vay, chuyển tiền hoặc thanh toán nước ngoài.
Hội sở ngân hàng là đơn vị đầu não tiếp nhận các giao dịch lớn mang tầm vĩ mô, với những hợp đồng kinh tế lớn. Nơi đây có trọn vẹn quyền hạn và chức năng để giải quyết các nhu cầu giao dịch. Tuy nhiên, các giao dịch tại hội sở ngân hàng thường bị hạn chế, nên những khách hàng đến hội sở giao dịch thường là những người có tiềm lực về tài chính, đồng thời có địa vị xã hội nhất định.
Trên đây là các thông tin về Hội sở ngân hàng là gì? Những thông tin mà bạn cần biết Luật LVN Group cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình nghiên cứu nếu có vấn đề câu hỏi vui lòng liên hệ công ty Luật LVN Group để được hỗ trợ ngay !.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com