Khái niệm về đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế được xem là sự kiện kinh tế mang tính tất yếu, là kết quả của quá trình tích tụ tập trung tư bản mang lại. Luật đầu tư quốc tế đề cập được tiếp cận là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, và là một bộ phận của thương mại quốc tế nói riêng: “Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ”. Các nhà đầu tư cần biết khái niệm và đặc điểm của luật đầu tư quốc tế.

Khái niệm luật đầu tư quốc tế

Cùng với sự phát triển chung của thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế có tính quy luật của liên kết kinh tế toàn cầu. Xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ,… luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa nhằm thâm nhập nghiên cứu thị trường, luật lệ của nước sở tại để đưa ra các quyết định đầu tư. Đồng thời với xuất khẩu là việc thành lập các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh nhằm xuất khẩu máy móc, thiết bị, vật tư sang nước tiếp nhận đầu tư và khai thác nguồn nhân lực của nước chủ nhà.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì khái niệm đầu tư quốc tế là “một hoạt động đầu tư xuyên biên giới được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. Tổ chức Họp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì cho rằng đầu tư quốc tế là “việc doanh nghiệp đầu tư của nước chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận lâu dài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp được đặt tại nước được lựa chọn để đầu tư”. Tổ chức Thưomg mại thế giới (WTO) thì định nghĩa đầu tư quốc tế xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó

Vì vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư quốc tế, nhưng chúng ta có thể rút ra định nghĩa một cách khái quát về hoạt động này như sau: Đầu tư quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bẩt kì cách thức giả trị nào sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xẫ hội.

Đặc điểm của luật đầu tư quốc tế

Đặc điểm của hoạt động đầu tư quốc tế cũng giống như đầu tư nói chung, chỉ khác là có sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác. So với nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư khi đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia mình sẽ có một số bất lợi do khoảng cách về địa lý và sự khác biệt về văn hóa, …

FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: theo cách phân loại ĐTNN của nhiều tài liệu và theo qui định của luật pháp nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt Nam) qui định trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước.

Dù chủ thể là tư nhân hay Nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI. Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.

Tác động tích cực của luật đầu tư quốc tế đối với quốc gia nhận đầu tư

Dòng vốn: Những dòng vốn này sẽ chảy vào quốc gia nhận đầu tư. Khi có dòng vốn chảy vào, mức độ đầu tư của nước nhận đầu tư tăng lên. Chính điều này sẽ làm gia tăng mức độ hình thành vốn của quốc gia vì sẽ có nhiều nhu cầu về hàng hóa đầu tư. Vì các tập đoàn đa quốc gia (Multinational Corporation – MNC) hoạt động hiệu quả thì sẽ sử dụng nguồn vốn hiệu quả, do đó làm gia tăng hiệu quả sản xuất vốn của nước sở tại. Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất sẽ giúp phát triển đồng đều cơ sở hạ tầng cũng như phát triển xã hội.

Chuyển giao công nghệ: Luật đầu tư quốc tế mang theo kĩ năng quản lý và công nghệ. Bây giờ, khi các MNC sử dụng công nghệ của họ tại nước sở tại thì nước nhận đầu tư sẽ được hưởng lợi/tiếp cận công nghệ đó. Sau khi tiếp cận được công nghệ của MNC, nước nhận đầu tư có thể sử dụng vì chính lợi ích của mình.

Tạo việc làm: FDI mang đến nhiều công việc hơn cho nước nhận đầu tư. Các MNC tạo ra việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp. MNC sử dụng trực tiếp nhân công tại nước sở tại. Người ta cũng nhận thấy rằng các MNC trả lương cho chuyên viên của họ cao hơn vì vậy, giúp nâng cao mức sống của người lao động, do đó tạo thêm việc làm gián tiếp cho công nhân tại nước sở tại.

Mang đến sự lựa chọn tốt hom cho người tiêu dùng: Các sản phẩm của MNC sẽ đưa đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Do đó, các MNC làm gia tăng mức độ cạnh tranh tại thị trường của nước chủ nhà mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Khi mức độ cạnh tranh tăng cao sẽ giúp phát triển khu vực sản xuất trong nước và phân bổ hiệu quả nguồn vốn, tạo động lực phát triển kinh tế.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com