Lỗi không chấp hành biển báo giao thông - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Hỏi đáp X - Hỏi đáp X - Lỗi không chấp hành biển báo giao thông

Lỗi không chấp hành biển báo giao thông

Giao thông nước ta ngày càng phát triển với nhiều loại phương tiện khác nhau: ô tô, xe tải, xe máy, xe đạp, người đi bộ, xe cấp cứu,… Việc nhiều loại phương tiện khác nhau đi trên một tuyến giao thông sẽ rất phức tạp. Vì vậy mà Nhà nước đã có những biển báo giao thông để hướng dẫn người dân tham gia giao thông. Những biển báo giao thông trên đường là một tín hiệu để mọi người có thể tham gia giao thông một cách thuận tiện, không xảy ra va chạm và tuyến đường sẽ suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp hành biển báo giao thông một cách nghiêm túc. Vậy nếu không chấp hành biển báo giao thông sẽ bị xử phạt thế nào? Sau đây hãy cùng LVN Group đi tìm hiểu vấn đề pháp lý “Lỗi không chấp hành biển báo giao thông” này nhé!

Văn bản hướng dẫn

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Hệ thống biển báo giao thông gồm những gì?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 10 Luật giao thông 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

  • Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
  • Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
  • Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

  • Tín hiệu xanh là được đi;
  • Tín hiệu đỏ là cấm đi;
  • Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

  • Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
  • Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
  • Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
  • Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
  • Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

Quy định về việc chấp hành biển báo giao thông thế nào?

– Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

– Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

– Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Lỗi không chấp hành biển báo giao thông

Lỗi không chấp hành biển báo giao thông

Lỗi xử phạt đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Căn cứ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d  khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này.

Lỗi xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy

Căn cứ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này.

Liên hệ ngay

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi không chấp hành biển báo giao thông”. Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc, LVN Group với đội ngũ LVN Group, chuyên gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như kết hôn với người Hàn Quốc. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi câu hỏi của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  1900.0191.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
  • Thủ tục ký gửi chứng khoán
  • Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ năm 2023

Giải đáp có liên quan

 Ở nơi có biển báo giao thông “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” thì phải giữ khoảng cách thế nào?

Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 12 Luật giao thông 2008 quy định như sau: Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Khi có người điều khiển giao thông, không chấp hành biển báo giao thông có bị xử phạt lỗi?

Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Vì vậy, không chấp hành biển báo giao thông thì không bị coi là lỗi không chấp hành biển báo giao thông.

Lỗi không chấp hành biển báo giao thông có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe?

Đối với ô tô: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với xe mô tô: Nếu không chấp hành biển báo giao thông mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com