1. Luật sư là gì? 

Theo Điều 2 Luật Luật sư của LVN Group 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư của LVN Group góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Nguyên tắc hành nghề Luật sư

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

– Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư của LVN Group Việt Nam.

– Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

– Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp Luật sư của LVN Group.

3. Về quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động tư pháp

Chế định Luật sư đã được quy định tương đối cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Luật sư trong tố tụng hình sự có vai trò tích cực trong việc bào chữa cho người bị buộc tội thông qua việc thực hiện chức năng tố tụng hình sự của mình một cách đầy đủ. Sự tham gia của Luật sư là một trong những bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.

Tuy nhiên, do nhận thức chưa thật đầy đủ và do chưa có sự hướng dẫn cụ thể, đồng bộ, thống nhất dẫn đến việc Luật sư của LVN Group tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự chưa hiệu quả. Một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự còn mang tính hình thức hoặc khó thực hiện hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng thiếu thống nhất. Cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự theo hướng dân chủ hóa hoạt động tố tụng, phải xem việc tham gia của Luật sư vào quá trình tố tụng hình sự là sự giám sát tốt nhất đối với các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Bên cạnh việc làm rõ chức năng buộc tội, chức năng xét xử thì cần phải chú ý đến chức năng bào chữa, trong đó có vai trò của Luật sư.

Sự tham gia của Luật sư trong tố tụng hình sự không chỉ giúp người bị buộc tội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của Luật sư chưa được nhìn nhận đúng và chưa thực sự bảo đảm theo yêu cầu của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, Luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, thậm chí còn sớm hơn là từ khi có quyết định tạm giữ. Nhưng trên thực tế, tỉ lệ các vụ án Luật sư được tham gia từ giai đoạn điều tra còn quá thấp so với tổng số vụ án hình sự bị khởi tố, trong đó có cả những vụ án theo quy định của pháp luật, sự tham gia của Luật sư là bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Về vấn đề này có nhiều nguyên nhân, là do người bị buộc tội không biết mình có quyền mời Luật sư hoặc biết nhưng vì có khó khăn về tài chính nên không thể thuê Luật sư. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân là do cơ quan tiến hành tố tụng chưa tạo điều kiện để Luật sư thực hiện đầy đủ chức năng tố tụng của mình, một số người tiến hành tố tụng chưa ủng hộ việc Luật sư được tham gia tố tụng. Trong một số trường hợp, sự không ủng hộ này được thể hiện bằng cách khuyên người bị buộc tội không nên mời Luật sư mà tốt nhất là khai báo trung thực để được hưởng khoan hồng. Đối với người bị buộc tội kém hiểu biết pháp luật, lại ở trong tình trạng tạm giữ, tạm giam, do tâm lý bất ổn, lo lắng, vì vậy thường nghe theo lời khuyên nói trên là điều thường có thể xảy ra.

Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là nguyên tắc dân chủ trong tố tụng hình sự, vì vậy, việc mở rộng sự tham gia của Luật sư trong tố tụng hình sự, cho phép Luật sư tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ là cần thiết. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội cần thực hiện theo hướng mở rộng quyền của của người bị buộc tội và cho phép Luật sư tham gia sớm hơn và trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự, đồng thời tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của Luật sư.

Theo chúng tôi, đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền như TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp cần sớm xây dựng và ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thống nhất về mặt nhận thức vai trò của Luật sư của LVN Group trong tố tụng hình sự, cũng như bảo đảm cho Luật sư của LVN Group thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đã được pháp luật quy định.

4. Về vai trò của Luật sư của LVN Group trong tranh tụng

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác…”; “việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để đề ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”; “các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư của LVN Group… tranh luận dân chủ tại phiên tòa”.

Vấn đề đặt ra ở đây là cần hiểu và nhận thức đúng về “tranh tụng”. Tranh tụng được hiểu là hình thức tố tụng, thủ tục xét xử vụ án hay là một nguyên tắc trong tố tụng nói chung hay chỉ trong phiên tòa xét xử hình sự nói riêng. Đây là những vấn đề đang còn có những quan điểm, nhận thức khác nhau.

Trong những năm gần đây, thuật ngữ tranh tụng mới được nhắc đến trong các tài liệu, sách báo pháp lý để phân biệt giữa Luật sư chuyên tham gia bào chữa, biện hộ trước tòa (barrister) và Luật sư chuyên làm tư vấn pháp luật (solicitor); hoặc để phân biệt giữa hình thức tố tụng tranh tụng (advesery system) ở các nước theo hệ thống thông luật và hình thức tố tụng thẩm vấn, xét hỏi (inquisition system) ở các nước theo hệ thống Luật dân sự. Ở các nước theo hệ thống thông luật, trong một phiên tòa hình sự, vị Thẩm phán đóng vai trò như một vị trọng tài trong một “trận đấu” giữa một bên là Công tố viên và bên kia là Luật sư bào chữa. Trong tay Thẩm phán không có hồ sơ vụ án mà nó nằm ở vị Công tố và Luật sư Trong phiên tòa, vị Thẩm phán hầu như không tham gia vào việc thẩm vấn, xét hỏi. Các Luật sư, Công tố viên là những người chủ yếu tham gia vào việc thẩm vấn, xét hỏi nhân chứng, nghiên cứu chứng cứ và tranh luận với nhau. Nhiệm vụ của thẩm phán là duy trì trật tự phiên tòa, điều khiển sự tranh luận giữa Công tố và Luật sư. Như vậy, trong một phiên tòa hình sự ở các nước theo hệ thống thông luật thì ba chức năng tố tụng là buộc tội, bào chữa và xét xử được phân định rất rõ cho Công tố viên, Luật sư và Tòa án.

Ở các nước theo hệ thống luật dân sự, các vị Thẩm phán xuất hiện trong phiên tòa hình sự thường với những tập hồ sơ dầy cộm. Họ là những người nắm tương đối rõ về vụ án, bởi vì họ được nghiên cứu trước. Trong phiên tòa họ là người đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc thẩm vấn, xét hỏi bị cáo, nhân chứng và nghiên cứu các chứng cứ. Thẩm phán ở các nước theo hệ thống thông luật có vai trò thụ động bao nhiêu trong phiên tòa hình sự thì thẩm phán ở các nước theo hệ thống luật dân sự lại có vai trò tích cực bấy nhiêu và đôi khi họ làm thay cả phần việc của công tố viên. Các Luật sư của LVN Group ở các nước theo hệ thống luật dân sự phải làm việc rất ít, vai trò của họ rất lu mờ. Họ có rất ít điều kiện để tranh luận với Công tố viên và chỉ được bày tỏ quan điểm của mình trong bài bào chữa chỉ khi phiên tòa gần kết thúc.

Sau khi có Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị thì vấn đề tranh tụng đặc biệt được các nhà lý luận và những người làm công tác thực tiễn quan tâm. Trên sách báo pháp lý đã đăng tải một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cách hiểu và nhận thức thống nhất về tranh tụng.

Tranh tụng là một thuật ngữ cũ được dùng. Tranh tụng có thể được hiểu là sự tranh giành, kiện cáo nhau và sự tranh giành kiện cáo này cần có sự phân xử của người thứ ba. Thuật ngữ tranh tụng đã được sử dụng và quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và cụ thể là trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Theo đó, Kiểm sát viên và Luật sư đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh luận dân chủ trước tòa. Bản án được tòa án tuyên trên cơ sở kết quả tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên tòa. Nội dung cơ bản của tranh tụng là bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, phân định rõ ba chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

Trên thực tế, nhiều vấn đề Luật sư của LVN Group đưa ra nhưng chưa được đại diện VKS tranh luận hoặc tranh luận chưa đầy đủ. Một số Luật sư cho rằng, việc kiểm sát viên không tranh luận từng vấn đề mà Luật sư đưa ra hoặc nếu có thì nói là “tôi giữ nguyên quan điểm như cáo trạng”. VKS giữ quyền công tố cần tranh luận từng vấn đề, trả lời các câu hỏi mà Luật sư đưa ra, có như vậy mới làm rõ được bị cáo có tội hoặc không có tội, có tội thì ở mức độ nào.

Pháp luật tố tụng hình sự cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng đại diện VKS tại phiên tòa hỏi là chính và hội đồng xét xử cần đóng vai trò trọng tài, phân xử sau khi đã nghe hai bên buộc tội và bào chữa tranh luận với nhau. Vậy cần phải tăng liều lượng tranh luận của đại diện viện kiểm sát lên nhiều hơn nữa. Thông qua tranh tụng tại phiên tòa, các vấn đề mới được cọ xát và được làm sáng tỏ. Hội đồng xét xử đóng vai trò tích cực trong việc điều khiển phiên tòa, có tác động để quá trình tranh tụng đạt được kết quả cao. VKS cần làm đầy đủ trách nhiệm của mình là truy tố và chứng minh tội của bị cáo. Tuy nhiên, muốn bảo đảm tranh tụng dân chủ, công khai trong phiên tòa hình sự, cũng như nâng cao vai trò của Luật sư trong hoạt động tranh tụng theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị thì cần có bước đi thích hợp. Để thực hiện những nhiệm vụ đã được đề ra trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đòi hỏi phải bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của cơ quan tư pháp và Luật sư theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ các từng cơ quan, đồng thời xác định rõ vai trò của Luật sư trong hoạt động tư pháp.

5. Luật sư với hoạt động xây dựng, bảo vệ Nhà nước pháp quyền

Quản lý xã hội bằng pháp luật đang trở thành mục tiêu của mọi Nhà nước hướng tới trong xã hội hiện đại, đó là đòi hỏi tất yếu của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Theo đó, nội dung then chốt của một Nhà nước pháp quyền là bảo đảm dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền con người, pháp luật. Tính tối thượng của pháp luật biểu hiện cụ thể là tính công bằng mà pháp luật áp dụng đối với mọi người tức là trước pháp luật sẽ không có phân biệt địa vị xã hội, tôn giáo hay giới tính…

Tại Việt Nam, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) Đảng ta đã chính thức sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” và nêu khá cụ thể, toàn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam “tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Chủ trương cải cách tư pháp của Ðảng, Nhà nước ta đã từng bước đi vào đời sống pháp luật, cải thiện mạnh mẽ trong hoạt động của các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp. Hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp nói chung và hoạt động của Luật sư nói riêng ngày càng khẳng định được vai trò trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp ý xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.

Với hoạt động của Luật sư là người bảo vệ, giúp đỡ về mặt pháp lý cho người dân, đây là một trong những quyền cơ bản của con người được pháp luật đảm bảo và cụ thể là quyền tự bào chữa và nhờ Luật sư, người khác bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Không những thế, chính Luật sư đã đóng vai trò lớn trong cải thiện chất lượng hoạt động tố tụng bao gồm điều tra, truy tố, xét xử. Thông qua sự tham gia của Luật sư trong các hoạt động này, đặc biệt ở giai đoạn xét xử đã nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa giúp hạn chế oan, sai, những vi phạm khác trong hoạt động tư pháp và đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, phán quyết của Tòa án phải xuất phát từ kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Với vai trò, ý nghĩa không nhỏ trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền, tổ chức xã hội nghề nghiệp quy tụ đội ngũ Luật sư được thành lập vào năm 2009. Kể từ khi thành lập, Liên đoàn Luật sư Việt Nam trở thành mái nhà chung của hàng nghìn Luật sư trong cả nước, tập hợp, đoàn kết đội ngũ Luật sư trong việc cùng nhau góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, xây dựng, phát triển đội ngũ Luật sư về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng, góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế và yếu kém của đội ngũ Luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp Luật sư.

Bên cạnh đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động xây dựng các Dự thảo văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện đại, bám sát với thực tiễn và có tính dự báo cao. Đồng thời, Liên đoàn Luật sư cũng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật đến người dân giúp các chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước nhanh chóng tiếp cận được với nhân dân.

Mục tiêu của nền tư pháp suy cho cùng là bảo đảm sự công bằng, dân chủ, nghiêm minh, một nền tư pháp phục vụ nhân dân, mang đậm tính nhân dân và thượng tôn pháp luật. Với những ý nghĩa trên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói chung và Luật sư nói riêng đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng, hoàn thiện, bảo vệ Nhà nước pháp quyền.