1. Pháp luật là gì?

Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:

– Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

– Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.

– Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

2. Nguồn gốc của pháp luật

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện – pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (xem phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, … không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã thông qua nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

3. Khái niệm chính thể Chuyên chế

Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền với quyền lực vô hạn.

Để thực thi quyền lực tối cao, người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) theo chính thể quân chủ chuyên chế thường lập ra cả một bộ máy gọi là triều đình, gồm có nhiều bộ, mỗi bộ được giao quản lí một lĩnh vực thuộc vương quyền tuyệt đối.

Ví dụ, trong khuôn khổ của vương triều phong kiến, ở những thời đoạn nhất định, có việc sử dụng các hình thức tư vấn, tham mưu, chẳng hạn, dưới triều nhà Nguyễn với các ông vua nổi tiếng chuyên chế như Gia Long, Minh Mạng đã lập ra các thiết chế gọi là “Hội đồng đình nghị” hoặc “Phiếu nghĩ”. Theo Chiếu dụ năm 1802 của vua Gia Long, mỗi tháng có 4 kì quan chức trong triều họp lại để “đình nghị”. Nội dung đình nghị gồm những công việc như bàn bạc giải quyết những việc quan trọng, khó khăn mà cơ quan chuyên trách không dám tự mình giải quyết; xử phúc thẩm các bản án đã được xét xử tại toà án địa phương nhưng có người kêu oan xin xét lại; bàn bạc giải quyết những đơn thưa kiện của dân chúng về tệ quan lại sách nhiễu, tham nhũng.

Từ năm 1833, để có thể trực tiếp giải quyết mọi công việt hành chính đặc biệt, vừa có tác dụng tham mưu cho vua, vừa có tác dụng giám sát thay vua, Minh Mạng đã có chỉ dụ: “Tất cả mọi sớ tâu và bản đề nghị thì chuyển cho quan 6 bộ và nội các phiếu nghĩ”. Khi có sớ tâu từ các địa phương, quan chức chuyên môn của bộ phải xem xét nội dung. Từ văn phòng bộ, những đề nghị về cách giải quyết công việc được nêu trong tấu sớ của các tỉnh và văn bản chuẩn bị đó được gọi là “thiết nghĩ. “Thiết nghĩ” được đính kèm theo tấu sớ để chuyển tới nội các trình lên vua xem xét và phê duyệt. Là người quyết định tối hậu, nếu đồng ý vua phê chuẩn và xem đó là ý vua, nếu không đồng ý, vua huỷ bỏ.

4. Vai trò của giáo dục đối với thể chế chính trị

Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.

Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất.

Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục – đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Đối với mỗi một quốc gia, thể chế chính trị là kim chỉ Nam cho sự phát triển các lĩnh vực trong xã hội. Nhất là trong giáo dục, mỗi một quốc gia sẽ có phương hướng giáo dục rõ ràng để thế hệ trẻ ý thức được về nền chính trị của quốc gia đó. Từ đó, củng cố lòng tin và định hướng phát triển về tư tưởng theo hướng có lợi với mỗi quốc gia.

Giáo dục – đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Kinh tế và chính trị là hai khái niệm riêng biệt nhưng chúng luôn song hành với nhau trong sự phát triển của một Đất nước. Kinh tế có phát triển, chính trị, quân sự mới vững vàng và ngược lại, nếu chính trị bất ổn thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

Các điều luật về giáo dục là những điều tiếp nhận đầu tiên của chúng ta. Vì giáo dục là chuẩn bị cho chúng ta làm người công dân, và khiến cho mỗi gia đình riêng lẻ cũng phải được cai quản theo kế hoạch của “đại gia đình” toàn dân.

Nếu nhân dân nói chung có một nguyên tắc thì mỗi gia đình cũng phải có nguyên tắc. Các luật về giáo dục trong mỗi chính thể tất nhiên không giống nhau: Trong chính thể quân chủ mục đích của giáo dục là danh diện, trong chính thể dân chủ là đạo đức, trong chính thể chuyên chế là sợ hãi.

5. Lý luận về cơ sở giáo dục trong pháp luật của chính thể Chuyên chế

Chế độ quân chủ chuyên chế mang nhiều đặc điểm tiêu cực đối với đời sống xã hội của con người và sẽ không còn phù hợp nếu ý thức và tri thức của con người được nâng cao. Việc đề cao sự thống trị của một người vô hình chung sẽ tạo ra cho họ sự độc đoán và chuyên quyền. Khi ấy, không ai muốn mất đi lợi ích và sự trị vì của mình đối với các thần dân, nô lệ. Thời phong kiến với chế độ chuyên chế dưới sự cai trị của vua, quyền của con người bị chà đạp xuống dưới đáy sự cùng cực. Mọi sự giáo dục có chăng chỉ là sự áp đặt về việc phục tùng giai cấp thống trị mà thôi. Khi đó, sự giáo dục sẽ không còn mang ý nghĩa về truyền đạt tri thức. Mà hầu hết ở các quốc gia chuyên chế thời phong kiến, tầng lớp dân đen, nô lệ sẽ không được học hành.

Trong chính thể quân chủ, giáo dục chỉ tìm cách nâng cao trái tim. Trong chính thể chuyên chế, giáo dục chỉ tìm cách hạ thấp trái tim. Ở đây giáo dục phải là một công cụ nô dịch. Cái đó cũng sẽ là một điều hay ngay trong hệ thống những người chỉ huy, không một ai vừa là kẻ độc tài mà lại không đổng thòi là nô lệ.

Sự phục tùng tuyệt đối đòi hỏi sự ngu dốt của người thừa hành, và cả sự ngu dốt trong người chỉ huy. Anh ta không cần phải hiểu rõ; không cần phải hoài nghi, không cần phải lý giải. Anh ta chỉ cẩn muốn.

Trong một nước chuyên chế, mỗi gia đình là một vương quốc riêng rẽ. Giáo dục ở đây chủ yếu nói về cách ăn ở với người khác, nên rất hạn chế : chỉ quy vào một điểm là đưa sự sợ hãi vào trái tim và đưa ít nhiều nguyên tắc thật đơn giảh của tôn giáo vào đầu óc. Ớ đây hiểu biết rộng là nguy hiểm, thích ganh đua là tai hại; còn về đức hạnh thì Aristote (một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại) cũng không thể tin rằng có một thứ đức hạnh nào thích hợp để dạy cho những người nô lệ. Tất cả những cái đó làm hạn chế nền giáo dục trong chính thể chuyên chế.

Giáo dục ở đây, nói một cách nào đó, là con số không. Phải tước bỏ tất cả để đưa vào đầu óc người ta một cái gì, và bắt đầu bằng cách biến một thần dân xấu thành một nô lệ tốt.

Tại sao nền giáo dục lại cột vào mình cái sứ mệnh đào tạo ra một người công dân tốt để anh ta tham gia vào nỗi khổ hạnh chung của mọi người? Nếu anh ta yêu nước thì anh ta sẽ gắng sức làm cho động cơ của chính thể chuyên chế phải chùng lại, và nếu anh thất bại thì anh tong đời, nếụ anh thành công thì anh sẽ làm cho mất hết, mất cả vua, mất cả nhà nước chuyên chế.