Lý thuyết công tác xã hội cá nhân: mục tiêu, giá trị và nguyên tắc - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Lý thuyết công tác xã hội cá nhân: mục tiêu, giá trị và nguyên tắc

Lý thuyết công tác xã hội cá nhân: mục tiêu, giá trị và nguyên tắc

Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện các hoạt động công tác xã hội.

Cách tiếp cận dựa trên quyền lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ. Với cách tiếp cận theo quyền, chuyên viên xã hội cần dựa trên hệ thống quyền con người để xây dựng các phương pháp và hoạt động của những mô hình phát triển xã hội.

Lý thuyết công tác xã hội cá nhân: mục tiêu, giá trị và nguyên tắc

1. Lý thuyết công tác xã hội là gì? Tổng hợp các tài liệu công tác xã hội

Trong công tác xã hội, mỗi cá nhân được xem là một hệ thống và nằm trong hệ thống lớn hơn đó là gia đình, và gia đình lại là một yếu tố (hệ thống) trong cộng đồng, cộng đồng cũng được xem là một hệ thống bao gồm nhiều thành phần như gia đình, các thiết chế xã hội như trường học, bệnh viện và nhiều đơn vị tổ chức khác trong cộng đồng. Thuyết hệ thống sử dụng trong công tác xã hội chú ý nhiều tới các quan hệ giữa các hệ thống nhỏ như đề cập ở trên.

Trong công tác xã hội đã từ lâu người ta nhấn mạnh mục đích của công tác xã hội là hướng tới giúp các nhóm đối tượng phục hồi, duy trì và tăng cường chức năng xã hội thông qua các biện pháp can thiệp không chỉ hướng tới thay đổi cá nhân mà thay đổi cả môi trường, hoàn cảnh mà họ tương tác trong đó.

Cá nhân là một trong những đối tượng tác động của chuyên viên công tác xã hội. Khi cá nhân có nhu cầu không được đáp ứng, rơi vào tình huống khó khăn, chức năng xã hội của họ bị suy giảm. Cá nhân luôn gặp phải những vấn đề trong cuộc sống như vấn liên quan đến công việc, học tập, vấn đề liên quan đến các mối quan hệ trong xã hội, sức khoẻ, tinh thần… Và khi họ không có khả năng tự giải quyết được vấn đề thì họ cần đến sự giúp đỡ của xã hội.

Con người sống không chỉ cần có không khí, có nước uống, đồ ăn mà họ rất cần tới sự tương tác trong các nhóm xã hội như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đơn vị tổ chức trong môi trường họ sống. Nhu cầu này cũng cần thiết không kém gì so với nhu cầu sinh lý hay vật chất thiết yếu như không khí, nước uống và đồ ăn. Môi trường xã hội làm cho con người sống khác với loài vật. Chất lượng tương tác của cá nhân với môi trường xung quanh họ nói lên chất lượng của cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như xã hội mà họ tồn tại. Do vậy, một trong những mục tiêu của công tác xã hội cá nhân là tạo nên sự tương tác tích cực giữa cá nhân và môi trường xã hội, giúp cá nhân và gia đình tiếp cận được những nguồn lực trong cộng đồng, đồng thời phát huy những yếu tố trong môi trường để tạo nên sự tương tác giữa cá nhân, gia đình, cộng đồng và môi trường.

Môi trường bao gồm ba cấp độ:

Cấp độ vi mô bao gồm các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân. Ví dụ gia đình là nơi cá nhân sinh ra và lớn lên có ảnh hưởng trực tiếp; lớp học là nơi cá nhân tham gia hàng ngày để thu thập kiến thức kỹ năng; đơn vị là nơi cá nhân cống hiến sức lao động và sự sáng tạo để khẳng định mình…
Cấp độ trung mô bao gồm mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, gây nên sự ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh, nơi công tác, công việc của cha, mẹ… có thể ảnh hưởng đến thái độ của họ với con cái
Cấp độ vĩ mô bao gồm những yếu tố là bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó, như chính sách, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị… đã tác động tới cuộc sống các thành viên
Thuyết hệ thống là một lý thuyết rất cần thiết trong nền tảng triết lý của ngành công tác xã hội nó nói lên sự liên hệ giữa các hệ thống (các tổ chức nhóm) và vai trò của cá nhân trong môi trường sống. Lý thuyết này dựa trên giả thiết rằng, mỗi cá nhân đều trực thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống. Cả cá nhân và môi trường đều được coi là một sự thống nhất, mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ. Vì vậy, trong công tác xã hội bất cứ một việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.

Do vậy, chuyên viên xã hội cần trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm trong khuôn khổ bối cảnh môi trường rộng lớn vì tất cả những yếu tố đều cần thiết trong việc trợ giúp cá nhân tăng cường năng lực.

Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ. Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau, và một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ với một người sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh. Vì thế, trong các hoạt động công tác xã hội, chúng ta phải nhìn vấn đề cần thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức độ khác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và thế giới.

2. Mục tiêu

CTXH với cá nhân là thiết lập mối quan hệ tốt giữa chuyên viên xã hội với thân chủ, giúp cho họ hiểu rõ về chính họ (khám phá bản thân), xác định lại mối tương quan giữa họ với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội (tài nguyên) và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, CTXH cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động.

3. Giá trị của CTXH 

  • Thừa nhận những giá trị có sẵn và tầm cần thiết của cá nhân cũng như có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân và xã hội (thuyết hệ thống);
  • Nhấn mạnh tầm cần thiết của việc tôn trọng phẩm giá của cá nhân và những khả năng của họ trong việc thực hiện những quyết định cần thiết;
  • Công nhận sự tự quyết là một quyền cơ bản của cá nhân;
  • Công nhận tính độc đáo của thân chủ/khách hàng.

4 Nguyên tắc của CTXH

4.1 Cá nhân hóa

Mỗi thân chủ là một cá thể duy nhất với những đặc điểm cá tính riêng biệt và chịu sự chi phối khác nhau của môi trường sống. Do đó, NVXH không nên nhìn nhận thân chủ theo những ý tưởng có trước cho từng thân chủ, dán nhãn lên hoàn cảnh và hành vi của thân chủ. Khả năng xem thân chủ như một cá nhân riêng biệt bằng cách cảm nhận qua những nét riêng tư và sự sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của thân chủ là điều cần thiết nhất trong nguyên tắc cá nhân hóa. Những nhu cầu, nguyện vọng của thân chủ được thể hiện qua kế hoạch giải quyết vấn đề riêng cho thân chủ đó. Vì thế NVXH không áp dụng một mô hình chung cho những thân chủ khác nhau.

4.2 Chấp nhận thân chủ

NVXH chấp nhận thân chủ với tất cả những phẩm chất tốt và xấu của thân chủ đó,những điểm mạnh và điểm yếu của họ mà không phán xét hành vi của người đó. Chấp nhận thân chủ đoi hỏi sự không tính toán, không điều kiện cũng như không tuyên án hành vi của thân chủ. Nền tảng của nguyên tắc này là giả định triết học cho rằng mỗi cá nhân có giá trị bẩm sinh, không kể đến địa vị và hành vi của họ. Thân chủ được quyền lưu ý và thừa nhận là một con người cho dù anh ta có phạm tội đi chăng nữa.Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ cho những hành vi phạm tội mà xã hội lên án, chấp nhận là thể hiện sự quan tâm và thiện chí hướng về con người ẩn sau hành vi.

4.3 Thái độ không kết án

Thái độ không kết án, không phê phán có nghĩa là không tỏ vẻ bất bình với thân chủ, không đổ lỗi bằng việc tranh luận về những nguyên nhân, hậu quả của hành vi hoặc đưa ra những lời phê phán. NVXH không nên thể hiện thái độ xem thường hay kết án đối với thân chủ. Khi NVXH đối xử với thân chủ bằng thái độ thân thiện, không kết án, thân chủ sẽ cảm thấy họ được chấp nhận hoàn toàn và có thể thoải mái bộc lộ vấn đề của họ.

4.4 Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ

Nguyên tắc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về đời sống riêng tư của họ và người khác không có quyền áp đặt các quyết định lên họ. Nhân viên xã hội có thể hướng dẫn, giúp đỡ thân chủ đưa ra những quyết định phù hợp với họ nhất. Sự tự quyết của thân chủ có những giới hạn riêng. Quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm trong phạm vi quy định của xã hội và hậu quả của nó không gây tổn hại đến chính họ cũng như tới những người khác.

Quyền tự quyết của thân chủ thể hiện ở việc thân chủ có sự cam kết tham gia vào toàn bộ tiến trình giải quyết vấn đề. Trong mọi tình huống, thân chủ thể hiện quyền chủ động tham gia hay rút lui khỏi các hoạt động trợ giúp mà NVXH dành cho họ.

4.5 Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề

Nguyên tắc này gắn liền với quyền tự quyết của thân chủ. Nguyên tắc này còn góp phần giúp thân chủ chủ động tham gia vào việc theo đuổi những kế hoạch dài hạn cả sau khi can thiệp chấm dứt.

4.6 Giữ bí mật của thân chủ

Đây là nguyên tắc cần thiết trong CTXH. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ giữ gìn bí mật những thông tin mà thân chủ gửi tới trong hầu hết các tình huống. Việc phá vỡ những nguyên tắc bảo mật phải được cân nhắc kỹ lưỡng trong những tình huống nghiêm trọng khi thân chủ có hành vi nguy hiểm đe dọa đến an toàn của bản thân và người khác.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com