1. Khái niệm Mã số mã vạch GTIN, GTIN 13

1.1. Khái niệm GTIN

GTIN (viết tắt của từ Global Trade Item Number) hay còn gọi là Mã số sản phẩm thương mại toàn cầu, là giá trị nhận dạng duy nhất và được quốc tế công nhận cho một sản phẩm.

GTIN là một định danh (mã nhận dạng) cho các mặt hàng thương mại, phát triển bởi GS1. GTIN được sử dụng để tìm kiếm thông tin sản phẩm trong một cơ sở dữ liệu thông qua việc quét mã bằng máy quét mã trên một sản phẩm thực tế. 

GTIN mô tả một họ cấu trúc dữ liệu toàn cầu GS1 (EAN.UCC) sử dụng 14 chữ số và có thể được mã hoá thành nhiều loại vật mang dữ liệu khác nhau. Hiện tại, GTIN (mã số thương phẩm toàn cầu) chủ yếu được sử dụng trong mã vạch, nhưng nó cũng có thể được sử dụng trong các vật mang dữ liệu khác như nhận dạng tần số vô tuyến (RFID). GTIN chỉ là một thuật ngữ chung để mô tả các loại chuỗi đánh số GS1 khác nhau. 

 

1.2. Phân loại GTIN

Các loại GTIN hiện đang tồn tại bao gồm: ISBN – Số sách tiêu chuẩn quốc tế; UPC – Mã sản phẩm chung; EAN – Số bài báo Châu Âu; JAN – Số bào báo tiếng Nhật.

Hiện nay, có bốn loại GTIN khác nhau đang được sử dụng là: GTIN-8: được sử dụng chủ yếu cho mã vạch EAN-8; GTIN-12: được sử dụng chủ yếu cho mã vạch UPC; GTIN-13: được sử dụng chủ yếu cho mã vạch ISBN, JAN và EAN-13; GTIN-14: được sử dụng cho các sản phẩm bán buôn hoặc đóng nhiều gói.

 

1.3. Khái niệm GTIN-13

Tất cả GTIN đều có cấu trúc giống nhau, bao gồm tiền tố công ty, tham chiếu mặt hàng và số kiểm tra. Trong GTIN-14 có thêm chủ báo mức độ đóng gói để cho biết sản phẩm là một mặt hàng hay một hộp đựng. 

GTIN là đại diện bằng số cho mã vạch của sản phẩm, Các loại GTIN khác nhau tồn tại tuỳ thuộc vào nơi sản xuất trên thế giời và loại sản phẩm.

GTIN-13 được biểu thị dưới dạng GTIN-14 (cấu trúc dữ liệu chính), các số căn bên trái là số 0. GTIN-13 có thể được mã hoá bằng mã vạch EAN-13, ITF-!$ hoặc GS1-128 và GTIN-14 hoặc ITF-14 hoặc GS1-128.

 

2. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp mã số mã vạch

2.1. Tổ chức MSMV Việt Nam (GS1 Việt Nam)

GS1 Việt Nam là tổ chức mã số mã vạch quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, được công nhận là thành viên chính thức của GS1 quốc tế từ tháng 05 năm 1995 và được cấp đầu số mã quốc gia GS1 là 893.

GS1 Việt Nam là tổ chức đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế; đại diện cho GS1 để triển khai Hệ thống GS1 tại Việt Nam. GS1 Việt Nam quản lý ngân hàng mã quốc gia 893, cấp mã doanh nghiệp và giúp các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức quan tâm khác áp dụng công nghệ mã số mã vạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình, cũng như ứng dụng mã số mã vạch cho trao đổi dữ liệu bằng điện tử (EDI).

Hệ thống GS1 có thể chia làm năm nhóm tiêu chuẩn chính như sau:

– Tiêu chuẩn về các loại mã số;

– Tiêu chuẩn về các loại mã vạch;

– Tiêu chuẩn về các gói tin điện tử;

– Tiêu chuẩn về các mạng toàn cầu (global networks);

– Tiêu chuẩn về thương mại qua điện thoại di động (Mobile Commerce).

 

2.2. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Theo khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bổ sung Điều 19c trong Mục 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP); hồ sơ đăng ký cấp mới mã số mã vạch tại Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia bao gồm các tài liệu sau:

– 02 Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch (theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP) đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng ký tên, đóng dấu; 

– 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tư đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại hoặc Quyết định thành lập đối các tổ chức khác.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện 01 bộ hộ sơ trên tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch (Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia). Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sai y bản chính có ký tên, đóng dấu.

 

2.3. Trình tự giải quyết thủ tục

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

 

2.4. Mức thu phí cấp và duy trì mã số mã vạch hàng năm

Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định chế chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch, mức thu phí cấp mã số mã vạch như sau:

Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch:

STT PHÂN LOẠI PHÍ MỨC THU (ĐỒNG/MÃ)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) 1.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 300.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000

Mức thu duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí):

STT PHÂN LOẠI PHÍ MỨC THU (ĐỒNG/NĂM)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1  
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000

Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

 

3. Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Luật LVN Group

Luật LVN Group cung cấp dịch vụ trọn gói đăng ký mã số mã vạch tới Quý khách hàng với cam kết kết quả nhanh chóng và mức giá cạnh tranh nhất.

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Luật LVN Group, để Chúng tôi có thể hoàn thiện hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu với mã số mã vạch mà Quý khách hàng yêu cầu thì Quý khách hàng cần phải cung cấp cho chúng tôi một số tài liệu, thông tin cụ thể sau:

– Bản sao Giấy phép kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư (chứng thực không quá 06 tháng);

– Thông tin về doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (tên, địa chỉ, số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng…);

– Danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch.

Công việc của chúng tôi như sau:

Thứ nhất, tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký mã số mã vạch;

Thứ hai, soạn thảo hồ sơ đăng ký mã số mã vạch;

Thứ ba, thay mặt Quý khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia;

Thứ tư, thay mặt Quý khách nhận kết quả và bàn giao Giấy chứng nhận cho Quý khách hàng.

Trên đây là bài viết của Luật LVN Group gửi tới Quý bạn đọc các nội dung liên quan đến mã số, mã vạch sản phẩm. Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến vấn đề trên hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý nào khác, vui lòng liên hệ tới Luật LVN Group qua đầu số tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn và báo phí dịch vụ đăng ký mã số mã vạch qua số điện thoại 1900.0191 hoặc email [email protected], để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh chóng. Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.