1. Giãn nợ là gì ? Giãn nợ với gia hạn nợ có giống nhau không?

Giãn nợ được hiểu chung là việc kéo dài thời gian trả nợ hơn so với hợp đồng vay giữa các bên, điều này được các ngân hàng chấp thuận hoặc các công ty cho vay vốn chấp thuận việc giãn nợ cho người vay vốn khi người vay vốn có khó khăn nào đó về kinh tế hay không đủ năng lực để chi trả trong khoảng thời gian vay nợ bằng việc hạ lãi suất, không thu phí hay không thu gốc hàng tháng như quy định. Nhiều người thắc mắc giãn nợ và gia hạn nợ có là một không thfi có thể hiểu nôm na là chúng đề là việc kéo dài thời gian trả nợ nhưng việc giãn nợ là thuộc các chương trình mà ngân hàng đề ra khi người vay vốn có khó khăn về mặt kinh tế còn về gia hạn nợ đó là việc người vay vốn họ xin gia hạn, họ muốn hoặc không muốn sử dụng việc gia hạn, việc gia hạn áp dụng cho những khách hàng có mục đích chính đáng tức là họ có vấn đề về mặt kinh tế thật sự và không phải trường hợp xin gia hạn nào cũng được chấp thuận bởi bên cho vay.

 

2. Điều kiện để giãn nợ?

 Về khả năng chi trả: 

Các trường hợp được giãn nợ được quy định tại điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của Khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng khi:

– Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc hoặc lãi theo kỳ hạn trả nợ….

– Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn như các bên đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng là có khả năng trả đầy đủ.

Theo đó trường hợp khách hàng chưa có đủ khả năng để trả nợ gốc hoặc lãi thì theo đánh giá của nhũng tổ chức đó rằng một thời gian nữa họ sẽ có khả năng trả thì tổ chức sẽ xem xét giãn nợ cho người vay vốn

  Về đối tượng: 

Theo quy định tại điều 7 Thông tư 57/2019/TT-BTC cụ thể:

– Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh hay hỏa hoạn rủi ro chính trị…. tức là những tác động về mặt khách quan gây ra khó khăn cho họ hoặc những khó khăn khách quan khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh đẫn đến việc họ không trả được nợ cả lãi và gốc đúng hạn như đã ký kết

– Khách hàng bị phá sản theo quy định của luật hiện hành

– Hoặc Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoặt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đẫn đến khách hàng không đủ khả năng chi trả nợ..

Trong trường hợp có nhu cầu giãn nợ các bên có thể giãn nợ nhiều lần tuy nhiên cần đảm bảo về thời gian nhận nợ sau khi khoản nợ được giãn và cần đảm bảo thời gian không vượt quá thời hạn nhận nợ bắt buộc được quy định tại điều c khoản 1 điều 34 Nghị định 34/2018/NĐ-CP

c) Căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh, Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định thời hạn nhận nợ bắt buộc, kỳ hạn trả nợ, lãi suất nhận nợ bắt buộc áp dụng cho khoản trả nợ thay. Thời gian nhận nợ bắt buộc không quá 1/3 thời hạn cho vay trong hạn của khoản vay được bảo lãnh

Ví dụ trong trường hợp người vay vốn khó khăn không trả được nợ trong lần thanh toán thứ nhất theo như các bên thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì khi đó bên vay vốn phải làm hồ sơ trong đó có văn bản đề nghị bên Ngân hàng xem xét để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho người đó và từ đó nếu được sự chấp thuận cả hai bên thì thời hạn trả nợ sẽ dài hơn so với thời hạn ban đầu tuy nhiên ngân hàng cũng phải xem xét về khả năng tài chính để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và hoàn cảnh người đi vay vốn phải là lý do chính đáng có thể giãn nợ được.

 

3. Trình tự, thủ tục giãn nợ theo quy định.

Hiện chưa có văn bản nào nếu rõ quy định trình tự thủ tục giãn nợ nhưng dựa vào quy định về gia hạn nợ có thể thấy trình tự thủ tục như sau:

Trước hết để thực hiện thủ tục này người vây vốn cần đến trức tiếp tại tổ chức tín dụng mà mình vay để làm thủ tục và tìm hiểu kỹ về điều kiện và đối tượng được giãn nợ của tổ chức đó bởi vì mỗi tổ chức tín dụng (Ngân hang..) sẽ có những thủ tục yêu cầu khác nhau nên việc đến trức tiếp thì dễ làm việc và tránh mất thời gian cho mọi người để từ đó xem xem mình có đủ điều kiện để giãn nợ hay không sau đó đưa ra phương án tốt hơn cho mình.

Sau khi Tổ chức đó xét thấy người vay vốn đủ điều kiện thì người vay vốn cần làm những giấy tờ sau:

– Đớn xin gia hạn nợ theo mẫu của tổ chức tín dụng đó

– Phương án, kế hoạch trả nợ theo khả năng của mình

– Các giấy tờ liên quan đến cá nhân khác ví dụ như : Căn cứ công dân; Sổ hộ khẩu;Tình trạng hôn nhân….

– Đặc biệt không thể thiếu những giấy tờ liên quan đến việc chứng minh mình gặp khó khăn, rủi ro liên quan đến những trường hợp nêu ở mục 2.

 

4. Mẫu đơn xin giãn nợ, gia hạn nợ gốc và lãi của Ngân hàng.

Hiện nay các Ngân hàng sẽ có những mẫu đơn khác nhau và có nhiều loại mẫu đơn giãn nợ với với dung khác nhưng chung quy lại thì mẫu đơn xin giãn nợ, gia hạn nợ gồm những nội dung sau:

>> Tải ngay: Mẫu đơn, giấy đề nghị giãn nợ, gia hạn nợ vay ngân hàng

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ GIÃN NỢ/GIA HẠN NỢ 

 

Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng ……. 

Tên người vay vốn :………………………

Nợ vay Ngân hàng số tiền :………….. 

Hợp đồng tín dụng số :…. ngày …. tháng …. năm …..

Đã trả nợ được, số tiền gốc :…… số tiền lãi ……………

Còn nợ lại :……….

Hạn phải trả vào ngày ………. tháng …… năm ………

Lý do chậm trả:

– …….Ví dụ do thiên tai hỏa hoạn doanh nghiệp làm ăn khó khăn không đủ khả năng chi trả trong thời hạn đã ký kết …. 

– …………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………. 

Đề nghị chi nhánh Ngân hàng (ví dụ Ngân Hàng ACB) gia hạn:

– Số nợ gốc đến ngày …. tháng …. năm ….

– Số nợ lãi đến ngày ….. tháng … năm …

Chúng tôi xin cam kết những thông tin trên là đúng sự thật và cam kết trả đúng hạn như đã thỏa thuận

Người vay

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHẦN PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG

1- Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ TÍN DỤNG:

Qua kiểm tra, xem xét trên thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề trên gia hạn nợ của khách hàng, tôi thấy nguyên nhân không trả được nợ là do:

– ……………………………………………………………

– ……………………………………………………………. 

-…………………………………………………………….. 

Đề nghị cho gia hạn/không cho gia hạn:

– Số tiền gốc: ……… thời hạn :……… tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày ….. tháng …… năm. ..

– Số tiền lãi :……. thời hạn :….. tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày …… tháng …. năm …

CÁN BỘ TÍN DỤNG

(ký , ghi rõ họ, tên)

 

2- Ý KIẾN CỦA PHÒNG TÍN DỤNG

Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của khách hàng và ý kiến của cán bộ tín dụng, tôi đồng ý/ không đồng ý:

Đề nghị Giám đốc cho gia hạn / Không cho gia hạn

– Số tiền gia hạn :………

+ Gốc :…. thời hạn: ….. tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày…tháng…..năm

+ Lãi :…… thời hạn: …. tháng; hạn trả cuối cùng vào  ngày…tháng…năm 

TRƯỞNG PHÒNG TÍN DỤNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC

Ngày…tháng….năm…..

GIÁM ĐỐC

( Ký tên, đóng dấu)

 

Mọi thắc mắc về vấn đề trên, Hãy gọi: 1900.0191  để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài.