Gia đình văn hóa được coi như một kiểu gia đình mới khác với gia đình truyền thống hoặc gia đình cũ trong thời kỳ phong kiến, thực dân. Bởi trong gia đình, ngoài các yếu tố truyền thống đã được chọn lọc và phát huy còn có những yếu tố mới của thời đại đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội. Vậy gia đình văn hóa là gì? Mẫu giấy chứng nhận gia đình văn hóa 3 năm được quy định thế nào? Hãy xem nội dung trình bày sau đây.
1. Gia đình văn hoá là gì?
Gia đình văn hóa là sự kế thừa văn hóa gia đình truyền thống được nâng cao lên thành giá trị văn hóa gia đình hiện đại – gia đình xã hội chủ nghĩa – gia đình phát triển về vật chất và tinh thần thể hiện qua nề nếp, kỷ cương, thuận hòa, êm ấm, yêu thương và có trách nhiệm với nhau giữa các thành viên trong gia đình. Về điều này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Về tinh thần thì phải trên dưới thuận hòa không thiên tư thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng. Cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản, tiết kiệm. Trong nhà, ngoài vườn sạch sẽ gọn gàng. Đối với xóm giềng phải thân mật và sẵn sàng giúp đỡ. Đối với việc làng, việc nước phải hăng hái làm gương. Người trong nhà ai cũng biết chữ. Luôn luôn cố gắng làm cho nhà mình thành một nhà kiểu mẫu trong làng. Các gia đình cần tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa của cộng đồng và lôi cuốn các thành viên cùng tham gia qua đó giúp cho thành viên gia đình tiếp thu những giá trị văn hóa dân tộc và làm cho nó trở thành giá trị văn hóa gia đình. Thực hiện tốt chức năng biến văn hóa xã hội thành văn hóa cá nhân bằng sự giáo dục và trao truyền văn hóa của mình”
2. Cách chấm điểm để xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa
Thang điểm tối đa làm căn cứ xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa là 100 điểm.
Tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa không dưới 50% số điểm tối đa.
– Hộ gia đình thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương đạt từ 90 điểm trở lên.
– Hộ gia đình thuộc xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng dẫn của Chính phủ đạt từ 60 điểm trở lên.
– Hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và b đạt từ 85 điểm trở lên.
1. Trình tự xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm
2. Trưởng khu dân cư căn cứ vào Bản đăng ký tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của hộ gia đình để tổng hợp danh sách gia đình đủ điều kiện bình xét.
3. Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, tổ chức chấm điểm theo thang điểm, thành phần gồm:
a) Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, uỷ quyền các ngành, tổ chức đoàn thể;
b) Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét.
4. Tổ chức cuộc họp bình xét:
a) Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;
b) Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;
c) Kết quả bình xét: Các gia đình được đề nghị tặng danh hiệu Gia đình văn hóa khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý.
5. Trong thời hạn 03 ngày công tác, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
6. Trong thời hạn 05 ngày công tác, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm
7. Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa
Từ việc xây dựng những tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới nhấtchúng ta lại càng có ý thức trong việc góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ của bản thân trong mối quan hệ với gia đình và xã hội. Từ đó thấy được rõ ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa đó là
- Mỗi gia đình là mỗi cá thể của Xã hội. Vậy nên, xây dựng được gia đình văn hóa chính là xây dựng xã hội tốt đẹp.
– Xây dựng gia đình văn hóa, chính là đào tạo con người, sống chuẩn mực, yêu thương lẫn nhau. Đây là nhân tố hết sức cần thiết cho xã hội.
– Một gia đình văn hóa, sẽ làm gương cho các gia đình khác, tạo hiệu ứng để mọi gia đình khác phấn đấu, noi theo để có thể thành một cộng đồng văn hóa.
– Xây dựng gia đình văn hóa còn là giữ gìn, phát huy tốt truyền thống của gia đình, vùng miền, đất nước. Đây là một việc hết sức cần thiết trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.
– Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hóa góp phần rất cần thiết trong hình thành những con người văn minh, sống có đạo đức, và chính những con người đó sẽ đem lại hạnh phúc và phát triển bền vững cho gia đinh
– Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bền vững thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ…
3. Mẫu giấy chứng nhận gia đình văn hóa 3 năm
UBND xã …………… Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thôn :………………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………, ngày…..tháng…… năm…..
Giấy xác nhận gia đình văn hóa
Ban nhân dân thôn : ………………… – Xã……………………….
Xác nhận gia đình ông ( bà ) : …………………………………………………………
Hiện thường trú tại : Thôn :……….- Xã……….- Huyện:………. – Tỉnh:……….
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa tại khu vực dân cư.
Gia đình ông ( bà ) : ………………….đã xây dựng và thực hiện …………………. tiêu chuẩn gia đình văn hóa 3 năm 20… – 20….
Xác nhận của UBND Ban nhân dân thôn
……………………… ………………………….
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Mẫu giấy chứng nhận gia đình văn hóa 3 năm.Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.