Mức phạt nếu không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Mức phạt nếu không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Mức phạt nếu không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, xe máy là cách thức đi lại phổ biến của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, những kiến thức cơ bản như khi đi bằng phương tiện cá nhân, người tham gia giao thông cần mang theo những giấy tờ gì, nếu không có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhưng không đủ giấy tờ thì sẽ chịu mức phạt là bao nhiêu thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết sau đây sẽ trả lời giúp bạn những thông tin này.

Mức phạt nếu không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự

1. Lỗi không mang bảo hiểm xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Trước khi nghiên cứu Lỗi không mang bảo hiểm xe ô tô phạt bao nhiêu tiền? chúng ta cần biết vậy bảo hiểm xe là gì? Lỗi không mang bảo hiểm xe là gì?.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

“ Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Theo đó, bảo hiểm xe hay chính là giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong các loại giấy tờ xe bắt buộc phải có theo người khi tham gia giao thông. Đây là điều kiện của người lái xe nên khi vi phạm điều kiện này thì sẽ bị xử lý theo hướng dẫn.

Vì vậy, lỗi không mang bảo hiểm xe được hiểu đơn giản là hành vi của chủ xe ô tô không mang theo bảo hiểm xe và không xuất trình được khi bị đơn vị có thẩm quyền kiểm tra.

Lỗi không mang bảo hiểm xe ô tô phạt bao nhiêu tiềnđược quy định cụ thể tại điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Vì vậy, mức phạt với chủ xe không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Tùy từng trường hợp cụ thể, mức độ lỗi vi phạm mà mỗi cá nhân sẽ chịu mức phạt khác nhau, mức tối thiểu là 400.000 đồng, tối đa là 600.000 đồng.

2. Lỗi không mang bảo hiểm xe ô tô có bị lập biên bản không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”

Theo quy định trên, nếu mức phạt tiền đối với cá nhân đến 250.000 đồng thì sẽ không bị lập biên bản. Tuy nhiên, mức phạt tối thiểu với hành vi không mang bảo hiểm xe ô tô là 400.000 đồng. Do vậy, với lỗi không mang bảo hiểm xe không thuộc trường hợp không bị lập biên bản.

3. Lỗi không mang bảo hiểm xe ô tô có bị tạm giữ xe được không?

Nếu như chủ xe không mang theo giấy phép lái xe khi lưu thông trên đường thì ngoài việc xử phạt tiền có thể bị tạm giữ xe thì với lỗi không mang bảo hiểm xe lại có sự khác biệt.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/Nđ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

“ Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

[…] 2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo hướng dẫn tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Vì vậy, để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt hoặc trong trường hợp cần thiết để xác minh, người có thẩm quyền vẫn có thể tạm giữ phương tiện với người không mang bảo hiểm xe ô tô.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com