1. Khái niệm hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ là sự thỏa thuận, theo đó người chuyên chở dành một phần chiếc tàu chợ để chở hàng của người thuê chở từ cảng này đến cảng khác, còn người thuê chở phải trả tiền cước.

Khi lưu khoang tàu chợ, người thuê chở (người gửi hàng) có thể trực tiếp giao dịch với người chuyên chở hoặc thông qua đại lý thuê tàu. Thông thường người thuê chở gửi cho người chuyên chở vận đơn lưu khoang (booking note) để xin lưu khoang một phần chiếc tàu chợ chở hàng cho mình. Nếu người chuyên chở đồng ý thì giữa hai bên đã có một hợp đồng chuyên chở sơ bộ. Sau khi hàng được bốc xếp lên tàu, ngưdi chuyên chở (thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển (bill of lading). Mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa sẽ được giải quyết thép các điều của vận đơn. Trong trường hợp này giữa người thuê chở và người chuyên chở không có bẳn hợp đồng do hai bên ký. Như vậy, vận đơn đường biển là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ.

Ngoài chức năng là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở, vận đơn còn thực hiện chức năng là biên lai nhận hàng của người chuyên chở và chức năng là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn thuộc về ai.

Vận đơn xác nhận mối quan hệ giữa người gửi hàng với người chuyên chở. Đồng thời vận đơn điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng. Mọi vấn để liên quan đến việc thiếu hụt, mất mát, hư hỏng hàng hóa được giải quyết giữa người nhận hàng với người chuyên chở trước hết căn cứ vào vận đơn.

2. Nghĩa vụ của người thuê chở trong hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ

–        Cung cấp hàng hóa

Người thuê chở phải cung cấp đẩy đủ hàng như đã ghi trong vận đơn lưu khoang để bôc xuống tàu. Hàng cần đóng bao bì thì phải được đóng trong bao bì hợp cách, sao cho thuyền trưởng không từ chởi nhận hàng, hoặc nhận nhưng không ghi bảo lưu về bao bì trên vận đơn.

Hàng phải được người thuê chở cung cấp đúng thời gian, đúng đĩa điểm. Người gửi hàng thường phải đưa hàng ra cầu cảng đặt tại vị trí mà từ đó cần cẩu có thể vói tới để cẩu hàng lên tàu.       

Người thuê chở còn phải ghi ký mã hiệu rõ ràng trên kiện hàng, phải khai báo tính chất của hàng hóa.

–        Trả tiền cước

Người thuê chở phải trả tiền cước đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm, bằng đồng tiền do hai bên thỏa thuận. Tiền cước tàu chợ bao gồm cả chi phí bốc, san xếp và dỡ hăng.

Tiền cước do các bên thỏa thuận căn cứ vào biểu cước tàu chợ (freight tariff). Biểu cước tàu chợ do một hãng tàu hoặc, nhiều hãng tàu liên kết vối nhau ấn định sẵn. Nếu không có gì đặc biệt thì người thuê chở thường phải chấp nhận tiền cước theo biểu cước của người chuyên chở.

Tiền cước tàu chợ có thể được thanh toán theo hai hình thức sau:

–        Cước phí đã trả trưóc (freight prepaid) tức là người thuê chở phải trả tiền cước tại cảng bốc hàng. Thông thường sau khi tiền cước được trả cho người chuyên chở thì người chuyên chở hay đại lý của người này mới y giao bộ vận đơn cho người gửi hàng.

–        Cước phí có thể trả ở cảng (freight payable at destination).

Theo hình thức này người thuê chở có thể trả tiền cước ở cảng bốc hàng hlay khi tàu đưa hàng đến cảng đích mới trả. Khi tàu đã đến cảng đích mà người thuê chở chậm trả tiền cước thì người chuyên chở có quyển cầm giữ hàng đề đòi cước.

3. Nghĩa vụ của người chuyên chở hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ

–       Liên quan đến tàu

Theo Công ước Brucxen 1924 và luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển của các nước, người chuyên chở phải có sự cần mẫn hợp lý (due diligence) trước và lúc bắt đầu chuyến đi để làm cho tàu có đu khả năng đi biến (seaworthiness), biên chế trang bị và cung ứng đẩy đủ cho tàu, làm cho các hầm hàng, buồng lạnh và các bộ phận khác của tàu vẫn dùng để chứa hàng thích ứng và đủ điều kiện cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hóa (Điều 3 Công ước Brucxen 1924, Điều 75 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005). Như vậy nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở về khả năng đi biển của tàu chỉ là sự cần mẫn hợp lý. Sự cần mẫn hợp lý đó chỉ cần thể hiện vào trước lúc bắt đầu hành trình của tàu ở cảng bốc hàng, cũng như ở cảng dọc đường mà tàu ghé vào. Sự cần mẫn hợp lý không bắt buộc phải mang lại kết quả là tàu đi biển an toàn trong suốt hành trình.

Ngoài ra, người chuyên chở phải đưa tàu đến đúng cảng bốc hàng quy định và đúng thời gian.

–        Liên quan đến hàng

Điều 3 Công ước Brucxen 1924 cũng như luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển của các nước quy định rằng người chuyên chở phải tiến hành một cách đúng múc và cẩn thận việc bôc hàng, chuyển dịch, san xếp hàng, vận chuyển, bảo quản, chăm sóc và dỡ hàng ra khỏi tấu. Như vậy, nghĩa vụ bốc hàng lên tàu, san xếp hàng trong hầm tàu, dỡ hàng ra khỏi tàu theo hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ là nghĩa vụ của người chuyên chở và người chuyên chở phải chịu chi phí, vì chi phí bốc, dỡ, san xếp đã nằm trong tiền cước tàu chợ.

Người chuyên chở phải tổ chức việc san xếp hàng trong hầm tàu đúng kỹ thuật, chèn lót, ngăn cách hàng cẩn thận sao cho hàng không bị đổ vỡ hư hỏng và có thể được bảo quản chăm sóc tốt trong hành trình.

–        Liên quan đến vận chuyển

Sau khi hàng đã được xếp xuôhg tàu, người chuyên chở (thuyền trưởng hoặc đại lý tàu biển) theo yêu cầu của người gửi hàng phải cấp cho họ một bộ vận đơn đường biển. Thông thường vận đơn được cấp là vận đơn hoàn hảo đã bốc hàng lên tàu (clean on board B/L). Nếu trước đó người chuyên chở đã cấp vận đơn nhận hàng để xếp (receiped of shipment B/L) thì khi cấp vận đơn hàng đã xếp lên tàu người chuyên chở phải thụ, hồi vận đơn nhận hàng để xếp.

4. Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa

Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa bắt đầu và kết thúc vào thời điểm nào không được quy định thống nhất trong luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển của các nước, cũng như trong các điều ước quốc tế. Theo Luật Hàng hải Ba Lan (Điều 156) người chuyên chở chịu trách nhiệm về mất mát hư hỏng hàng hóa kể từ lúc nhận hàng để chở đến khi giao hàng cho người nhận.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 (Điều 75, khoản 2) quy định người chuyên chở có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo hàng hóa và chịu trách nhiệm về tổn thất do đổ vỡ, hư hỏng, mất mát hàng kể từ khi nhận bốc lên tàu cho đến khi giao cho người nhận hàng.

Theo Công ước Brucxen 1924. (Điểu 2 và khoản 2 Điều 3) thì trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa bắt đầu từ khi bốc hàng lên tàu cho đến khi dỡ hàng ra khỏi tàu. Trong thực tế trách nhiệm đó được tính từ cần cẩu đến cần cẩu (From tackle to tackle), nghĩa là hàng được móc vào móc cần cẩu ở cảng đi thuộc trách nhiệm của người chuyên chở và trách nhiệm này chấm dứt khi hàng được nhả ra khỏi móc cần cẩu ở cảng đến.

Công ước Hamburg 1978 quy định khá cụ thể về phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa. Theo Điều 5 người chuyên chở chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi đã nhận hàng từ người gửi hàng hay từ một người làm thay người gửi hàng, hoặc từ một cơ quan hay người thứ ba khắc mà theo luật pháp hoặc thể lệ ở cảng bốc hàng, hàng hóa phải được trao cho họ để gửi đi cho đến khi đã giao hàng cho người nhận hàng, hoặc trong trường hợp người nhận hàng từ người chuyên chở, đã đặt hàng dưới sự định đoạt của người nhận hàng theo đúng với hợp đồng hoặc với luật pháp, hoặc vổí tập quán được áp dụng ở cảng dỡ, hoặc cho một cơ quan hay người thứ ba khác mà theo luật pháp hoặc thể lệ được áp dụng ở cảng dỡ hàng, hàng phải được chuyển giao cho họ.

5. Căn cứ miễn trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa

Theo nguyên tắc chung, người chuyên chở nhận hàng ỏ cảng đi như thế nào thì phải giao hàng ở cảng đến như thế đó. Nếu hàng hóa bị mất mát, hư hỏng thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường. Song có những trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hóa không do lỗi của người chuyên chở thì người chụỵện chở không chịu trách nhiệm. Muốn không chịu trách nhiệm người chuyên chở phải chứng minh được một can cứ miễn trách nhiệm.                   

Các căn cứ miễn trách nhiệm cho người chuyên chở trong luật của các nước tương tự như các căn cứ miễn trách nhiệm được quy định trong Công ước Brucxen 1924.

– Do tàu không đủ khả năng đi biển, trừ phi việc mất mát, hư hỏng hàng hóa là do thiếu sự cần mẫn hợp lý của người chuyên chở trong việc làm cho tàu có đủ khả năng đi biển, biên chế, trang bị và cung ứng đúng mức và làm cho các hầm tàu, buồng lạnh và tất cả các bộ phận khác của tàu vẫn dùng để chứa hàng thích ứng và tốt cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hóa. Trường hợp này có thể coi là miễn trách do ẩn tỳ của tàu;

– Những hành vi sơ suất hay khuyết điểm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hay người giúp việc của người chuyên chở trong việc điều khiển và quản trị tàu. Trường hợp này gọi là miễn trách do lỗi hàng vận, chẳng hạn như sai sót trong việc quay tàu ở cảng làm va vào tàu khác, sơ suất trong việc lái tàu làm cho tàu mắc cạn gây hư hỏng hàng;

–        Cháy, trừ phi do hành động hay lỗi của người chuyên chở gây ra;

–        Những tai họa nguy hiểm hoặc tai nạn trên biển hay sông nước đi lại được;

–        Thiên tai;

–        Hành động chiến tranh;

–        Hành động thù địch;

–        Bắt giữ hay câu thúc của vua chúa, chính quyền hay nhân dân hoặc bị sai áp, tịch thu;

–        Đình công, cấm xưởng, lao động bị đình chỉ hay bị cản trở bộ phận hay toàn bộ bất kể vì lý do gì;

–        Hạn chế vì kiểm dịch;

–        Bạo động hay rối loạn;

–        Hành vi hay thiếu sót của người gửi hàng hoặc chủ hàng, đại lý, đại diện của họ;

–        Cứu trợ hay mưu toan cứu trợ sinh mệnh và của cải trên biển;

–        Hao hụt vể trọng lượng, thể tích, hoặc bất kỳ mất mát hư hỏng nào khác xảy ra do ẩn tỳ, đặc tính hay nội tỳ của hàng hóa;

–        Thiếu sót về bao bì;

–        Thiếu sót hay không chính xác về mã hiệu hàng hóa;

–        Mọi nguyên nhân khác không phải do hành vi hay lỗi của người chuyên chở, cũng như không phải do lỗi hay sơ suất của đại lý hay người làm công của người chuyên chở. Muốn được miễn trách nhiệm trong trường hợp này, người chuyên chở phải chứng minh họ, đại lý hay người làm công của họ không có lỗi hay sơ suất trong việc gây ra tổn thất, hư hỏng hàng hóa.

Cần lưu ý rằng, không phải hễ người chuyên chò chứng minh được một trong các căn cứ nêu trên thì họ đương nhiên được miễn trách. Trong trường hợp này người nhận hàng có quyền chứng minh ngược lại nếu chủ hàng chứng minh được lỗi của người chuyên chở trong việc gây ra mất mát, hư hỏng hàng hóa thì người chuyên chở vẫn phải chịu trách nhiệm.

Công ước Hamburg 1978 hạn chế phạm vi miễn trách cho người chuyên chở. Theo Điểu 5 của Công ước, người chuyên chở được miễn trách trong các trường hợp sau:

+ Khi người chuyên chở chứng minh được rằng bản thân mình, người làm công hoặc người đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý cần thiết để tránh sự kiện gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng và những hậu quả của nó;

+ Cháy, trừ phi người khiếu nại chứng minh được rằng cháy xảy ra là do lỗi hay sơ suất của người chuyên chở, người làm công hay đại lý của người chuyên chở;

+ Do những rủi ro đặc biệt vốn có trong loại chuyên chở súc vật sống mà gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng.

+ Khi người chuyên chở thi hành những biện pháp hợp lý nhằm cứu sinh mạng hay những biện pháp hợp lý nhằm cứu tài sản trên biển, trừ tổn thất chung.

6. Giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở

Công ước quốc tế cũng như luật quốc gia của các nước đều có quy định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở đối với tổn thất do mất mát, hư hỏng hàng hóa.

Công ước Brucxen 1924 và Nghị định thư 1968 quy định rằng trừ khi loại và giá trị hàng đã được người gửi hàng khai trước khi xếp lên tàu và có ghi trong vận đơn, số tiền mà người chuyên chở phải bồi thường là 10.000 phơ-răng Pháp cho một kiện hay một đơn vị hàng hóa hoặc 30 phơ-răng Pháp cho 1 kilôgam trọng lượng cả bì, tùy theo cách tính nào cao hơn.

Theo Nghị định thư 1979 thì mức bồi thường tốì đa là 666,67 SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) cho một kiện hay một đơn vị hàng hóa hoặc 2 SDR cho một kilôgam trọng lượng cả bì, tùy theo cách tính nào cao hơn. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 cũng quy định như vậy (Điều 79).

Công ước Hamburg 1978 nâng mức bồi thường so với Công ước Brucxen 1924 và Nghị định 1968. Theo Điều 6 mức bồi thường của người chuyên chở được giới hạn là 835 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hàng hóa, hoặc 2,5 SDR cho một kilôgam trọng lượng cả bì, tùy theo cách tính nào cao hơn. Ngoài ra, Công ước Hamburg còn quy định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở do chậm giao hàng. Nếu người chuyên chở chậm giao hàng thì số tiền giới hạn là 2,5 lần tiền cước phải trả cho số hàng giao chậm, nhưng không vượt quá tong số tiền cước phải trả theo quy định của hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.

Tuy nhiên người chuyên chở không được hưởng giới hạn trách nhiệm nêu trên nếu có bằng chứng rằng mất mát, hư hỏng hàng là do hành động hay thiếu sót của người chuyên chở được thực hiện có ý thức gây ra tổn thất, hoặc thực hiện thiếu thận trọng trong khi biết rằng mất mát, hư hỏng hàng có thể xảy ra.