Chánh thanh tra là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh thanh tra Sở? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chánh Thanh tra các cấp?
1. Chánh thanh tra là gì?
Chánh thanh tra là Người đứng đầu tổ chức thanh tra của Bộ, đơn vị ngang Bộ, đơn vị thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tình, thành phố trực thuộc trung ương, các sở, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Thanh tra Bộ Công an là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 41/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 25/2021/NĐ-CP) quy định về hệ thống đơn vị thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân, gồm:
– Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
– Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Công an tỉnh);
– Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
Vì vậy, Thanh tra Bộ Công an là đơn vị thuộc hệ thống đơn vị thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 41/2014/NĐ-CP thì Thanh tra Bộ Công an là đơn vị của Bộ Công an, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ;
Có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Công an nhân dân;
Tiến hành thanh tra hành chính đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an; thanh tra chuyên ngành đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo hướng dẫn của pháp luật.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Công an
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Công an theo Điều 9 Nghị định 41/2014/NĐ-CP như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra:
+ Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
++ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;
++ Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra đơn vị, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
++ Yêu cầu Thủ trưởng đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
++ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.
+ Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
++ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
++ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
++ Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
++ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.
+ Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công chuyên giai quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng dẫn của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo hướng dẫn của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
– Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra.
– Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng, Thanh tra viên, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân.
– Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
– Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.