Những công ty ủy thác đầu tư cho cá nhân uy tín và hiệu quả nhất

Chúng ta đã nghe nhiều về ủy thác quản lý dự án nhưng chưa nhiều người biết rõ về vấn đề này. Bài viết dưới đây của Luật LVN Group xin giới thiệu đến bạn đọc những thông tin về ủy thác quản lý dự án và Những công ty ủy thác đầu tư cho cá nhân uy tín và hiệu quả nhất.

Những công ty ủy thác đầu tư cho cá nhân uy tín và hiệu quả nhất

1. Ủy thác đầu tư là gì?

Ủy thác đầu tư là việc một chủ thể được niêm yết công khai nhận ủy thác, thay mặt cho các nhà đầu tư của mình hoặc các tổ chức khác để đầu tư vào một dự án nào đó, tổ chức tài chính nhận ủy thác chịu trách nhiệm kiểm soát đầu tư cho chủ thể ủy thác đầu tư.

 “Ủy thác” là một hành vi pháp lý, trong đó bên được ủy thác nhân danh và được bên ủy thác trả phí để thực hiện một số hoạt động trong phạm vi ủy thác.

2. Những đặc điểm của ủy thác đầu tư

Ủy thác đầu tư đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, các ngân hàng cũng đã triển khai các gói ủy thác đầu tư phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng.

Mỗi cách thức ủy thác sẽ mang lại cho nhà đầu tư tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro khác nhau. Lợi nhuận thu về càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì thế, bạn phải cân nhắc đến mục đích đầu tư để lựa chọn cách thức ủy thác phù hợp.

3. Ưu điểm và nhược điểm của ủy thác đầu tư

Cũng giống như các loại hình đầu tư khác, ủy thác đầu tư cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. 

3.1. Ưu điểm của ủy thác đầu tư

Lợi nhuận an toàn và ổn định: Khi đặt cạnh việc tự đầu tư thì ủy thác đầu tư mang đến lợi nhuận an toàn và ổn định hơn. Bởi vì, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm nên hạn chế được rủi ro.

Danh mục đầu tư đa dạng: Thông thường, nếu muốn đầu tư vào một lĩnh vực bạn sẽ phải chi ra một khoản vốn tương đối lớn. Trong khi đó, cùng với số tiền đó nếu ủy thác đầu tư cho các tổ chức tài chính thì họ có thể giúp bạn phân chia các danh mục đầu tư đa dạng hơn.

Tiện lợi, dễ dàng tiếp cận: Đây chính là điểm sáng của ủy thác đầu tư so với các loại hình khác. Bạn chỉ cần đưa tiền cho các tổ chức, doanh nghiệp để họ giúp bạn đầu tư thay vì dành thời gian nghiên cứu chuyên sâu. 

Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn đi đầu tư nhưng vẫn không xuất hiện trực tiếp. Nhờ đó, nguồn vốn được sử dụng tối ưu, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm áp lực cạnh tranh từ đối thủ.

3.2. Nhược điểm của ủy thác đầu tư

Chọn bên nhận ủy thác uy tín: Bởi vì, toàn bộ hoạt động đầu tư đều được thực hiện bởi bên nhận ủy thác nên bạn cần xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng đối tác uy tín, tin cậy. 

Thời gian thu được lợi nhuận tương đối dài: Lợi nhuận thu được từ hoạt động ủy thác đầu tư thường đạt kết quả tốt nhất trong dài hạn. 

Không có khả năng kiểm soát vốn: Bên ủy thác đã giao toàn quyền đầu tư cho bên nhận ủy thác nên không được phép đưa ra các quyết định đầu tư.

Do đó, bạn phải cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp đáng tin cậy để ủy thác đầu tư. 

Cần am hiểu về hợp đồng, pháp luật liên quan: Bạn cần nghiên cứu kỹ các nội dung trong hợp đồng và các giấy tờ pháp lý trước khi đi tới thỏa thuận chính thức. Việc này giúp bạn hạn chế được các rủi ro về mặt pháp luật khi có tranh chấp xảy ra. 

Việc đánh giá ưu điểm, nhược điểm của ủy thác đầu tư giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định phù hợp với số tiền mình đang có.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác đầu tư và bên nhận ủy thác đầu tư

4.1. Quyền và nghĩa vụ bên ủy thác đầu tư

– Bên ủy thác đầu tư có các quyền sau:

+ Yêu cầu bên nhận ủy thác đầu tư gửi tới hồ sơ, tài liệu chứng minh bên nhận ủy thác được phép thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo hướng dẫn của pháp luật.

+ Yêu cầu bên nhận ủy thác đầu tư  báo cáo, gửi tới tài liệu, thông tin về tình hình, kết quả thực hiện hợp đồng ủy thác.

+ Giám sát. kiểm tra việc bên nhận ủy thác đầu tư thực hiện nội dung, phạm vi được ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác.

+ Các quyền khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.

– Bên ủy thác đầu tư có nghĩa vụ sau:

+ Xem xét, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động, năng lực quản trị, điều hành, nhân sự, chuyên môn, công nghệ và cơ sở hạ tầng của bên nhận ủy thác để đảm bảo bên nhận ủy thác có đủ khả năng thực hiện hoạt động ủy thác,nhận ủy thác.

+ Chuyển vốn ủy thác cho bên nhận ủy thác đầu tư  theo tiến độ thực hiện nội dung ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác.

+ Cung cấp cho bên nhận ủy thác các thông tin,tài liệu có liên quan đến ủy thác theo hướng dẫn tại hợp đồng ủy thác.

+ Thanh toán phí ủy thác cho bên nhận ủy thác đầu tư tại hợp đồng ủy thác.

+ Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và theo hướng dẫn pháp luật.

4.2. Quyền và nghĩa vụ bên nhận ủy thác

– Bên nhận ủy thác có quyền sau:

+ Có quyền từ chối các yêu cầu bên ủy thác liên quan đến phạm vi và nội dung ủy thác, đối tượng ủy thác không được quy định tại hợp đồng ủy thác hoặc không đúng quy định pháp luật.

+ Được nhận phí ủy thác theo hướng dẫn tại hợp đồng ủy thác.

+ Yêu cầu bên ủy thác đầu tư  gửi tới thông tin, tài liệu liên quan đến ủy thác theo hướng dẫn tại hợp đồng ủy thác.

+ Các quyền khác theo theo thuận và quy định của pháp luật,

– Bên nhận ủy thác có các nghĩa vụ sau:

+ Xem xét, đánh giá chức năng, phhạm vi hoạt động của bên ủy thác đầu tư  để đảm bảo bên ủy thác được phép thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo hướng dẫn của pháp luật,

+ Thực hiện đúng nội dung, phạm vi ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác.

+ Thông báo kịp thời, trọn vẹn cho bên ủy thác về tình hình thực hiện nội dung ủy thác theo quy đinh tại hợp đồng ủy thác.

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và theo hướng dẫn pháp luật.

5. Bí quyết để ủy thác đầu tư thành công

Một số bí quyết để giúp nhà đầu tư ủy thác đầu tư thành công:

  • Nhà đầu tư nên lựa chọn bên nhận ủy thác uy tín, giàu kinh nghiệm. Đây là yếu tố cần thiết có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động ủy thác đầu tư. Một tổ chức có sự am hiểu về lĩnh vực đầu tư cũng như có trách nhiệm sẽ giúp nguồn vốn của bạn có thể sinh lời tối đa. 
  • Có kế hoạch và mục tiêu cụ thể là điều kiện giúp các nhà đầu tư thành công khi ủy thác đầu tư. Mặc dù, giao toàn quyền quyết định cho bên nhận ủy thác nhưng bạn cũng nên xác định lĩnh vực đầu tư và tiến độ báo cáo cụ thể để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Nhà đầu tư không nên ủy thác đầu tư cho nhiều lĩnh vực trong cùng một thời gian. Bởi vì, hoạt động đầu tư này mang tính chất dài hạn. Việc đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực sẽ khiến cho nguồn vốn bị chia nhỏ. Bạn dễ bị sa vào những danh mục tăng trưởng ngắn hạn theo xu hướng, không có ích trong tương lai.

6. Danh sách các công ty ủy thác đầu tư tại Việt Nam lớn và uy tín nhất năm 2023

6.1. Quỹ đầu tư DCVEIL (Dragon Capital Vietnam Enterprise Investment Ltd)

Quỹ đầu tư nổi tiếng chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chính của SGD Chứng khoán London. Ước tính tài sản ròng của quỹ hiện tại lên đến hơn 500 triệu USD.

Một trong những quỹ đầu tư được thành lập lâu đời từ năm 1994, xuất hiện tại thị trường Việt Nam với cách thức quỹ đầu tư đóng. Quỹ DCVEIL huy động vốn từ các nhà đầu tư tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và là cái tên có uy tín trong giới đầu tư tại thị trường Việt Nam. Một số sản phẩm đầu tư có thể kể đến như: Công ty TNHH đầu tư doanh nghiệp Việt Nam, Quỹ Vietnam Equity (ucits), Quỹ nợ Việt Nam SPC.

Quỹ DCVEIL hiện nay tập trung đầu tư mạnh vào hai ngành bất động sản và công nghệ sạch.

6.2. Quỹ đầu tư Dragon Capital

Được thành lập vào năm 1994, thuộc top đầu các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay. Dragon Capital còn hoạt động rất mạnh tại các thị trường Châu Âu, cụ thể là thị trường Anh. Tại Việt Nam, quỹ Dragon Capital này có chi nhánh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Một vài các dự án đầu tư thành công của quỹ có thể kể đến như: ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP, Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam, Công ty Cổ phần FPT, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh,…

6.3. Quỹ đầu tư VCVOF (VinaCapital Vietnam Opportunity Fund)

Đây là được coi là công ty huy động được lượng vốn dồi dào, lớn nhất nhì tại thị trường Việt Nam tại thời gian này. Quỹ đầu tư VCVOF cũng đã được niêm yết trên sàn chứng khoán London, Anh. Giá trị vốn hóa của quỹ đạt xấp xỉ hơn 700 triệu USD.

Các dự án nổi bật của quỹ chủ yếu là vào các công ty, thương hiệu lớn: ngân hàng Eximbank, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần dược Hậu Giang,…

6.4. Quỹ đầu tư VinaCapital

Là công ty ký quỹ với gần 18 năm kinh nghiệm, quỹ VinaCapital được các nhà đầu tư khá tin tưởng và tham gia vào. Đội ngũ chuyên gia của VinaCapital được đánh giá là thường xuyên đưa ra được các dự án đầu tư hấp dẫn, sát với tình hình thị trường và dự đoán thị trường tốt.

Hiện nay, quỹ có các đơn vị đầu tư trực thuộc mà các nhà đầu tư có thể cân nhắc thông tin: VNI Vietnam Opportunity Fund Ltd và VOF Vinaland Ltd, VNL, Vietnam Infrastructure Limited.

6.5. Quỹ đầu tư VCBF (Vietcombank)

Quỹ đầu tư VCBF là một trong các quỹ đầu tư tại Việt Nam được đánh giá tốt. là quỹ được thành lập bởi sự hợp tác giữa ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam) và tập đoàn đầu tư quốc gia FIT(Franklin Templeton Investments). Quỹ có 2 loại là quỹ mở và quỹ chứng khoán cho các nhà đầu tư linh hoạt đầu tư theo nhu cầu của mình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com