1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi theo cách gọi truyền thống trước đây là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, trước hết mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán trong nước. Những đặc điểm đó là:
– Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sồ hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa – đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.
Điều 3 khoản 8 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
Điều này có nghĩa là trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nội đung quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.
– Là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Sự thỏa thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.
– Chủ thể của hợp đồng mua bán là người bán và người mua. Người bán và người mua có thể là thể nhân (physical person – personne physique), pháp nhân (legal person – personne morale) hoặc cũng có thể là Nhà nước.
– Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thệ nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng…
– Xét về mặt tính chất pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là loại hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ưdc hẹn. Luật pháp của các nưóc trên thế giới đều có quan điểm thông nhất về những điểm nêu trên.
Nhưng, khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài hoặc có nhân tố nước ngoài).
Nhìn từ góc độ pháp lý, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chủ thể của hợp đồng mua bán cần phải nắm được, trước hết, là các quy định của pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng, về thủ tục ký kết và một số điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
– Điểu kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn bốn điều kiện hiệu lực mà luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng. Bốn điều kiện đó là: chủ thể phải hợp pháp, nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, hình thức của hợp đồng phải hợp pháp và hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện.
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tính chất quốc tế nói trên làm nên đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm khái quát bước đầu sau đây:
– Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
– Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng có thể được chuyển qua biên giới của một nước, tức là có thể được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc được chuyển từ khu chế xuất…
– Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên, người mua và người bán, có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên.
– Tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quanh việc ký kết và thực hiện hợp đồng có thể do Tòa án của một nước hoặc do một tổ chức trọng tài có thẩm quyền xét xử.
– Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng) mang tính chất phức tạp, đa dạng: nếu là hợp đồng trong nưởc thì nó chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước đó, còn nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì có thể sẽ phải áp dụng luật nước ngoài, tập quán quốc tế hoặc điều ước quốc tế và thậm chí cả án lệ (tiền lệ xét xử).
Những đặc điểm này cũng đồng thời nói lên tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa mà dựa vào đó để phân biệt nó với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước nói riêng và với hợp đồng thương mại nói chung.
3. Người có quyền ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
– Nếu hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân, các thương nhân cá thể hay các doanh nghiệp tư nhân với nhau thì người có thẩm quyền ký các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là người chủ các doanh nghiệp đó. Họ là các cá nhân có tên trong đăng ký kinh doanh (ở Việt Nam) hoặc có tên trong sổ đăng ký thương nhân, trong sổ đăng ký thương mại (ở các nước phương Tây) hoặc những người được các chủ doanh nghiệp, các cá nhân đăng ký kinh doanh ủy quyền.
– Nếu hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp dưới dạng công ty, hãng, hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty… luật pháp sẽ quy định rõ ai là người có quyền ký hợp đồng đó. Thông thường, đó là những người đại diện theo pháp luật cho các công ty, cho các pháp nhân… Ví dụ, đó là ông Tổng giám đốc hoặc Giám đốc các công ty, ông Chủ tịch các hãng, các tập đoàn… Những người này là những người đại diện theo luật định cho pháp nhân trong giao dịch đối nội cũng như đối ngoại. Song trong thực tế, không phải lúc nào những người này cũng tự mình đàm phán và ký kết mọi hợp đồng, do đó họ lại ủy quyển ký kết hợp đồng lại cho những người khác. Việc ủy quyển ký kết như vậy rất thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong mua bán quốc tế.
Những người được ủy quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, dù trên cơ sở giấy ủy nhiệm hay trên cơ sở hợp đồng ủy thác, cũng có thể ký hợp đồng vượt ngoài phạm vi đã được ủy quyền. Những trường hợp này, vể mặt pháp lý, sẽ không có giá trị. Do đó, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần kiểm tra xem đối phương ký kết hợp đồng với mình là người như thế nào, đặc biệt là kiểm tra giấy ủy quyền.
4. Trình tự ký hợp đồng mua bán
– Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký giữa những người trực tiếp gặp gỡ nhau, việc ký kết hợp đồng thường diễn ra đơn giản, trên cơ sở các bên cùng đàm phán trực tiếp. Nếu các bên thống nhất hoàn toàn về các vấn để đã nêu ra trong quá trình đàm phán trực tiếp và cùng ký vào bản dự thảo hợp đồng thì hợp đồng được coi là ký kết kể từ lúc các bên cùng ký vào hợp đồng. Lúc này, ngày và nơi ký kết hợp đồng được xác định theo ngày và nơi các bên cùng ký vào hợp đồng đó.
– Đối với những hợp đồng mua bán được ký giữa những người ở xa nhau, không có điều kiện trực tiếp đàm phán, hợp đồng được ký bằng cách gửi, trao đổi đề nghị ký kết hợp đồng (gửi chào hàng hoặc đặt hàng) và chấp nhận ký kết hợp đồng (chấp nhận chào hàng hoặc chấp nhận đặt hàng). Những hợp đồng này thường phải trải qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đề nghị ký kết hợp đồng, ở giai đoạn này, người đề nghị ký hợp đồng phải tuân theo một số quy định của pháp luật như điều kiện hiệu lực của đơn đề nghị ký hợp đồng; thời hạn hiệu lực của để nghị ký hợp đồng và điều kiện để đơn phương tuyên bố hủy bỏ đề nghị ký kết hợp đồng (đã được gửi đi) có hiệu lực.
+ Giai đoạn chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng cũng có một số quy định cần lưu ý. Ví dụ, theo luật pháp của đa số nước, nếu người được đề nghị chấp nhận vô điều kiện đề nghị ký kết hợp đồng thì hợp đồng được coi là ký kết. Ngược lại, nếu người này bổ sung, sửa đổi một số điểm vào đề nghị ký kết hợp đồng thì về mặt pháp lý, họ đã từ chối ký kết hợp đồng. Việc từ chối ký kết này sẽ đưa lại những hậu quả pháp lý nhất định: hợp đồng chỉ được coi là ký kết nếu người đề nghị ký chấp nhận mọi sửa đổi bổ sung mà người được đề nghị đã đưa ra.
Một vấn đề pháp lý phát sinh là cần xác định ngày và nơi ký kết đối với trường hợp hợp đồng được ký giữa những người ở xa, không có điều kiện gặp gỡ để đàm phán trực tiếp này.
Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế coi ngày mà người đề nghị ký kết hợp đồng nhận được chấp nhận vô điều kiện đề nghị ký kết hợp đồng là ngày hợp đồng được ký kết. Đồng thời, nơi nhận được chấp nhận vô điều kiện đó cũng là nơi ký kết hợp đồng (Điều 18 và 23 của Công ước). Tương đương với quan điểm của Công ước Viên năm 1980 có Pháp và một số nước thuộc hệ thống Civil Law. Quan điểm này dựa trên Thuyết tiếp thu.
Việt Nam cũng theo Thuyết tiếp thu (Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015).
Ở những nước theo hệ thống luật Common Law như Anh, Hoa Kỳ… (trong đó có cả Nhật Bản), người ta thường dựa trên Thuyết Tống phát. Thuyết Tống phát cho rằng thời điểm ký kết hợp đồng được coi là ngày gửi đi chấp nhận ký kết hợp đồng. Và nơi ký kết hợp đồng cũng là nơi gửi đi chấp nhận ký kết hợp đồng.
5. Những điều khoản làm thành nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
5.1. Các điều khoản liên quan đến đối tượng của hợp đồng
– Về tên hàng: Vì tên hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được thể hiện qua ngôn ngữ thông dụng (chủ yếu bằng tiếng Anh) nên hai bên cần ghi rõ cả tên thương mại, tên khoa học và tên thông dụng của nó để tránh sự hiểu lầm.
– Về phẩm chất hàng: Có rất nhiều cách xác định phẩm chất hàng và mỗi cách xác định đó, khi không tuân thủ, có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý khác nhau.
Ví dụ, nếu hợp đồng quy định mua bán hàng theo mẫu thì người bán phải giao hàng cho người mua đúng như mẫu. Chỉ cần một sai sót nhỏ với mẫu, người mua có quyền không nhận hàng đó, và do đó, người bán sẽ không bán được hàng như mình mong muốn.
– Về số lượng: Có rất nhiều cách xác định số lượng hàng, trọng lượng hàng. Ở mỗi nước cũng đều có đơn vị đo lường riêng của mình, ví dụ ở Anh, khi xác định đơn vị đo lường cho hàng hóa thuộc dạng lỏng, người ta hay dùng đơn vị Gallon – 4,546 lít; còn ở Hoa Kỳ, Gallon = 3,5231 lít. Do đó, để tránh sự nhầm lẫn, cần ghi rõ trong hợp đồng.
Thông thường, trong thực tiễn thương mại quốc tế người ta thường có hai cách xác định số lượng hàng. Có thể xác định người bán phải giao một số lượng hàng chính xác hoặc một số lượng hàng có đúng sai. Hai cách xác định này sẽ làm cho người bán gánh chịu những hậu quả pháp lý khác nhau nếu người bán vi phạm.
5.2. Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán
Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán là điều khoản chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
Luật pháp của đa số nước quy định rằng, về nguyên tắc, giá hàng phải được quy định cụ thể trong hợp đồng. Song, trong thực tế, nếu hợp đồng không quy định giá cụ thể thì phải quy định cách xác định giá, cách tính giá. Ví dụ các bên có thể quy định trong hợp đồng rằng giá cả sẽ được xác định theo thỏa thuận của hai bên một tháng trước khi giao hàng; hoặc giá cả sẽ được xác định trên cơ sở giá công bố ở một sở giao dịch nào đó vào thời điểm giao hàng…
Điều 52 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định “trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng, không có thỏa thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác, thì giá của hàng được xác định theo giá của hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá”.
Khi quy định điều khoản giá cả, các bên nên quy định đồng tiển tính giá, đồng tiền thanh toán và cách tính, thời điểm tính tỷ giá giữa hai đồng tiền này. Nếu quy định rõ đồng tiền tính giá là đồng bảng Anh nhưng đồng tiền thanh toán là USD chẳng hạn thì người mua phải trả bằng USD. Đồng thới, mọi rủi ro về sự lưu thông đồng USD do người mua phải chịu và người mua không thể coi khó khăn trong việc chuyển USD để trả cho người bán là trường hợp miễn trách bởi vì khi ký hợp đồng, người mua chấp nhận USD, thì về mặt pháp lý, tức là chấp nhận mọi rủi ro phát sinh. Người mua phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nếu không trả cho người bán đúng đồng USD.
Còn quy định điều khoản bảo lưu về giá cả trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi trong trường hợp do có sự tăng hoặc hạ giá kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi thực hiện hợp đồng. Ví dụ: hàng được tính bằng bảng Anh nhưng thanh toán bằng đồng euro. Ở thời điểm ngày ký hợp đồng, 1 bảng Anh bằng 10 euro nhưng ngày trả tiền, một bảng Anh đã bằng 15 euro.
Ý nghĩa của điều khoản giá cả là ồ chỗ nếu trong trường hợp có quy định điều khoản này thì hai bên có quyền điều chỉnh giá cả cho phù hợp với sự tăng giảm đột ngột đó. Nếu không thì các bên phải tự chịu mọi rủi ro phát sinh.
Khi quy định điều khoản về giá cả trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên cần chú ý đến các điều kiện cơ sở của giá cả để tính toán, xác định giá. Ví dụ, nếu điều kiện cơ sở là FOB thì giá mua bán là giá FOB. Nếu điều kiện cơ sở là CIF thì giá là giá CIF (tức là người bán trong giá CIF phải chịu thêm chi phí thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa).
Về phương thức thanh toán, các bên có thể quy định trong hợp đồng các phương thức thanh toán bằng tiền mặt, bằng phương thức nhờ thu hoặc bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C).
5.3. Điều khoản về thời hạn và điều kiện giao hàng
– Về thời hạn giao hàng, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên có thể quy định người bán phải giao hàng vào một ngày cụ thể hoặc phải giao hàng trong một khoảng thòi hạn nhất định như giao theo quý, giao theo năm… Mỗi cách quy định về thời hạn giao hàng này đều đưa lại những hậu quả pháp lý khác nhau. Luật pháp của hầu hết các nước phát triển như Anh, Pháp, Hoa Kỳ quy định rằng nếu người bán vi phạm thời hạn giao hàng là một ngày cụ thể được quy định trong hợp đồng thì bị coi đó là sự vi phạm cơ bản và người mua có quyển trả lại hàng.
– Điều kiện giao hàng cũng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều kiện giao hàng thường chỉ rõ ràng sẽ được giao ở đâu, ai thuê tàu, ai mua bảo hiểm… Điều kiện giao hàng có thể được hai bên quy định rõ trong hợp đồng, hoặc có thể được hai bên dẫn chiếu đên các điều kiện thương mại quốc tế như các điều kiện FOB, CIF, CIP… Incoterms năm 2000… Do đó, cần nắm vững Incoterms năm 2000 và những khía cạnh pháp lý liên quan đến từng điều kiện có trong Incoterms năm 2000.