Phá thai 7 tuần tuổi có vi phạm pháp luật không?

Phá thai là biện pháp sử dụng thủ thuật hoặc thuốc với mục đích chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm của chu kỳ mang thai. Phá thai không phải là biện pháp tránh thai mà là chấm dứt thai kỳ với lý do bắt buộc hoặc do hoàn cảnh sống.Vậy câu hỏi đặt ra, Phá thai 7 tuần tuổi có vi phạm pháp luật không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn đọc nội dung trình bày sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin !. 

Phá thai 7 tuần tuổi có vi phạm pháp luật không?

1.Nguyên nhân thường gặp  dẫn đến phá thai ở phụ nữ 

Đa số nguyên nhân dẫn đến việc phá thai là do người phụ nữ không có kế hoạch mang thai trong một số hoàn cảnh:

  • Đang trong độ tuổi đi học
  • Chưa có kế hoạch sinh con
  • Vỡ kế hoạch công việc như đi công tác, du học
  • Bị hiếp dâm

Nguyên nhân còn lại là do bất đắc dĩ, bắt buộc người phụ nữ phải phá thai, bao gồm:

  • Thai phụ mắc bệnh tật mà nếu mang thai có thể gây nguy hiểm tính mạng như các bệnh lý mãn tính về tim mạch, thận, v.v
  • Thai nhi sau khi được khám thai và được bác sĩ chẩn đoán mắc các dị tật bẩm sinh, v.v

Tất cả các nguyên nhân phá thai trên đều xuất phát từ việc không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả các biện pháp tránh thai an toàn như:

  • Không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khi quan hệ tình dục
  • Dùng bao cao su không đúng cách
  • Vòng tránh thai quá thời hạn
  • Vòng tránh thai, que cấy tránh thai quá thời hạn, không còn đạt hiệu quả tránh thai

2.Nạo phá thai có vi phạm pháp luật không?

Theo Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai như sau:

Quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai.
1- Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.
2- Bộ y tế có trách nhiệm củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và sơ sinh đến tận cơ sở để bảo đảm phục vụ y tế cho phụ nữ.
3- Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.Theo quy định trên, việc nào phá thai được pháp luật ghi nhận phụ nữ được phép nạo phá thai theo nguyện vọng.Vậy, việc nạo phá thai không được xem là hành vi trái pháp luật.

3.Phụ nữ mang thai được phép nạo phá thai khi nào?

Theo quy định tại Phần 8 Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020, việc nạo phá thai chỉ được thực hiện cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi.

Các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến hết 22 tuần.

+ Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai từ tuần thứ 13 đến hết 22 tuần:

+ Phương pháp nong và gắp (không khuyến khích): sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai sau khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằng misoprostol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết 18 tuần.

Mặt khác, không có văn bản nào cấm hoàn toàn việc nạo phá thai.

4. Tác hại  của việc nạo phá thai

Nạo phá thai là biện pháp tác động trực tiếp vào buồng tử cung. Do đó, tùy vào mức độ thành công của thủ thuật (trình độ bác sĩ, dụng cụ vô khuẩn, v.v) mà quyết định đến mức độ an toàn của người phụ nữ. Theo thời gian xảy ra biến chứng, ta chia 2 loại:

4.1 Hậu quả của việc nạo phá thai sớm

Hậu quả của việc nạo phá thai ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau thời gian tiến hành thủ thuật không lâu, bao gồm:

+ Chảy máu: Chảy máu âm đạo hoặc ứ máu tử cung gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần, sót nhau thai, thủng tử cung, tử cung co hồi kém, rách cổ tử cung, mắc bệnh về máu, v.v

+ Nhiễm trùng: Người bị nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật có biểu hiện sốt cao, đau bụng dưới, huyết trắng có mùi hôi, có mủ, đau khi giao hợp. Nguyên nhân của nhiễm trùng là do người bệnh không tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ hoặc không vệ sinh đúng cách bộ phận sinh dục. Một nguyên nhân khác là do bác sĩ phẫu thuật sót nhau, dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tiến hành các thủ thuật không đảm bảo vô trùng.

4.2 Hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn

Một số hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn có thể là do hậu quả của việc khắc phục các hậu quả sớm không hiệu quả hoặc do thủ thuật nạo phá thai thô bạo, bao gồm:

– Vô kinh: Gây ra do viêm dính buồng tử cung, thường gặp ở những người có tiền sử nạo phá thai nhiều lần

– Vô sinh: Do viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng

– Sảy thai liên tục: Do tổn thương cổ tử cung, eo tử cung trong các lần thực hiện thủ thuật nạo phá thai trước đó. Hậu quả là gây ra hở eo tử cung, suy yếu cổ tử cung gây sảy thai.

– Thai ngoài tử cung: Do thành tử cung bị suy yếu, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, dẫn đến thai không thể về làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác mà chủ yếu là vòi trứng.

– Nhau tiền đạo: Là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ tại vị trí thuận lợi ở tử cung. Hiện tượng này xảy ra là do tổn thương tử cung gây hình thành sẹo, làm trứng không làm tổ được tại vị trí đúng, thay vào đó phải làm tổ ở các vị trí bất thường xung quanh tử cung.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com