Trong nền kinh tế hiện nay, các hoạt động đầu tư kiếm lời từ nhiều nguồn dần trở thành xu hướng chung. Để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, rất nhiều sản phẩm tài chính đã được ra đời. Trong đó, kỳ phiếu và tín phiếu là hai khái niệm khiến nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn. Vậy kỳ phiếu là gì? Kỳ phiếu khác tín phiếu thế nào?
Kỳ phiếu là gì?
Kỳ phiếu (có tên tiếng anh là A promissory note) là chứng từ thể hiện việc: Người ký cam kết/người phát hành sẽ phải chi trả một số tiền vô điều kiện do người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo hiệu lệnh của người này trả cho người khác quy định trên kỳ phiếu đó.
Việc lập kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nhằm đảm bảo khả năng thanh toán kỳ phiếu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, người ta gọi kỳ phiếu là một loại trái phiếu ngắn hạn dùng để thanh toán cho các bên tham gia.
Phân biệt kỳ phiếu và tín phiếu (Cập nhật 2023)
Các đặc điểm nổi bậc của kỳ phiếu
Có 3 đặc điểm cần thiết khi nhắc đến kỳ phiếu:
- Tính trừu tượng: Kỳ phiếu không ghi rõ lý do phát sinh số nợ như mua hàng hóa, dịch vụ,… mà chỉ ghi người đi vay phải trả cho người cho vay số tiền cụ thể, thời gian nào.
- Tính bất khả kháng: Người có trách nhiệm thanh toán kỳ phiếu không thể viện bất kỳ lý do nào để không trả nợ. Xét trong trường hợp giao dịch mua hàng, dù chưa nhận được hàng hoặc hàng không đúng với hợp đồng cũng phải thanh toán.
- Tính lưu thông: Kỳ phiếu là công cụ tài chính có thể chuyển từ người sở hữu này sang người sở hữu khác bằng chữ ký chuyển nhượng. Căn cứ, kỳ phiếu trở thành kỳ phiếu chuyển nhượng và là lệnh của người cho vay đối với người đi vay về việc phải trả một số tiền nhất định cho người thứ ba nào khác.
- Kỳ phiếu chính là công cụ hứa trả tiền của con nợ, khả năng thanh toán của kỳ phiếu hoàn toàn phụ thuộc vào người phát hành ra nó. Để kỳ phiếu có thể lưu thông trên thị trường bắt buộc phải có tổ chức bảo lãnh, trừ trường hợp tổ chức lập kỳ phiếu có uy tín lớn về tài chính.
Khi người thụ hưởng kỳ phiếu thực hiện xong nghĩa vụ trong hợp đồng giao dịch cơ sở, họ sẽ ủy thác cho ngân hàng thu tiền của kỳ phiếu từ người lập phiếu. Trong lưu thông kỳ phiếu sẽ không phát sinh yêu cầu chấp nhận thanh toán, mà bên con nợ phải trả tiền vô điều kiện cho chủ nợ.
Nội dung của kỳ phiếu
Dù phát hành theo cách thức nào, chứng chỉ hay chứng nhận quyền sở hữu thì kỳ phiếu phải bao gồm những nội dung sau:
- Tên tổ chức phát hành kỳ phiếu
- Tên gọi của kỳ phiếu
- Ký hiệu, số sê-ri phát hành
- Chữ ký người uỷ quyền hợp pháp của tổ chức tín dụng, ngân hàng phát hành và chữ ký khác do tổ chức quy định.
- Mệnh giá, ngày phát hành kỳ phiếu, thời hạn, ngày đến hạn thanh toán kỳ phiếu.
- Mức lãi suất và thời gian trả lãi, phương thức trả lãi, địa điểm thanh toán cả gốc và lãi.
- Nếu cá nhân là người mua thì cần có họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ. Nếu người mua là tổ chức/doanh nghiệp thì cần có tên tổ chức mua, số giấy phép thanh lập, mã số doanh nghiệp hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ tổ chức.
- Kỳ phiếu do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành phải ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu cho tổ chức.
- Tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ quyết định các nội dung khác trên kỳ phiếu.
Nguyên tắc phát hành kỳ phiếu tại Việt Nam
Việc phát hành kỳ phiếu được áp dụng theo hướng dẫn của thông tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31/03/2021, đồng thời tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn quy định tại Khoản 1, điều 130 của luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Vậy các nguyên tắc phát hành kỳ phiếu là gì?
- Ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện phát hành kỳ phiếu trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp, thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Về cách thức phát hành: Theo cách thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các cách thức khác quy định tại Luật chứng khoán và các văn bản có liên quan. Trong đó cách thức chứng chỉ yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài phải thiết kế, in ấn đảm bảo khả năng chống giả cao.
Mặt khác, hoạt động phát hành kỳ phiếu cần đảm bảo tuân thủ luật chứng khoán 2019, nghị định số 155/2020/NĐ-CP, 156/2020/NĐ-CP, 153/2020/NĐ-CP,…
Phân biệt giữa kỳ phiếu với tín phiếu
Rất nhiều người bị nhầm lẫn khi nói đến các cách thức đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu,… Điều này dẫn đến việc khó khăn trong việc lựa chọn, đầu tư. Dưới đây là các điểm khác nhau giữa kỳ phiếu và tín phiếu: