Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản theo công nghệ 4.0

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghệ: Cách mạnh công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu thế kỷ 18; Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960, thường được gọi tên là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng kĩ thuật số. Những cuộc cách mạng công nghiệp này đã tạo ra cho loài người nhiều giá trị trong sản xuất ra sản phẩm với sản lượng lớn, chất lượng cao và giảm bớt sức lao động con người.

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản theo công nghệ 4.0

1. Thủy sản là gì?

Theo Wikipedia: Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.

Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá.

2. Nuôi trồng thủy sản là gì?

Nuôi trồng thủy sản tiếng Anh là Aquaculture, đây là hoạt động đem các con giống thủy sản đã được chọn lọc kỹ càng, có thể là con giống tự nhiên hoặc con giống nhân tạo thả vào môi trường nuôi đã được chuẩn bị trước đó. Ví dụ như thả cá vào ao hồ hoặc các thiết bị nuôi như lồng, bè, bế nhân tạo…

Nuôi trồng thủy sản có thể tiến hành trong môi trường nước ngọt, nước lợ và cả nước mặn. Các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay như tôm, cua, cá, ngao, sò, ốc hoặc có thể là tảo… Người nuôi trồng thủy sản sẽ áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và thu về lợi nhuận cho mình cũng như gửi tới lương thực cho cộng đồng.

3. Các loại hình nuôi trồng thủy sản hiện nay

  • Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ: Đây là loại hình mà người nuôi trồng theo sở thích, nuôi trong diện tích nhỏ, dùng để tự tiêu thụ trong gia đình hoặc đem bán.
  • Nuôi trồng thủy sản thương mại: Là cách thức nuôi trồng ở quy mô lớn, áp dụng ở các cơ sở nuôi trồng thủy sản để có thể thu được lợi nhuận tối đa. Sản phẩm thu hoạch để bán ra thị trường lớn, thậm chí là để xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Nuôi trồng thủy sản nước lợ: Là cách thức nuôi thủy sản trên vùng nước lợ, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên nước lợ thường có giá thành rẻ.
  • Nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khai thác tự nhiên: Có nghĩa là thu gom giống ở bên ngoài tự nhiên từ khi con non cho đến khi trưởng thành, nuôi tiếp đến cỡ thương phẩm rồi đem bán lại ra thị trường.
  • Nuôi trồng thủy sản cao sản: Là mô hình nuôi thâm canh, dùng hoàn toàn thức ăn công nghiệp theo nhu cầu mỗi loài. Lấy giống từ các trang trại sản xuất giống, nuôi trong lồng hoặc trong bể nuôi nhân tạo có màng lót…
  • Nuôi trồng trên biển: Là cách thức nuôi trồng từ khi thả giống vào đến khi thu hoạch đều sẽ được thực hiện trên biển.

4. Hoạt động nuôi trồng thủy sản thế nào?

Các phương pháp nuôi trồng thủy sản quy trình có thể khác nhau giữa các loài. Nói chung, có bốn giai đoạn của chuỗi sản xuất, bắt đầu từ trại sản xuất giống và kết thúc tại quầy hải sản trong cửa hàng tạp hóa của bạn. Mỗi giai đoạn này có thể khác nhau tùy theo tác động của nó đối với môi trường và chất lượng và an toàn của hải sản mà họ sản xuất, đó là lý do tại sao Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu quản lý chương trình chứng nhận của bên thứ ba (BAP). Trước đây, các trang trại nuôi cá đã có vấn đề liên quan đến bốn khía cạnh của nuôi trồng thủy sản và BAP tìm cách cải thiện ngành nuôi cá trên toàn cầu. Đây là chương trình chứng nhận duy nhất bao gồm mọi bước của chuỗi cung ứng. Bạn có thể chắc chắn rằng hải sản của bạn đã được nuôi đúng tiêu chuẩn nếu nó có logo BAP trên đó!

Giai đoạn đầu tiên trong chuỗi sản xuất nuôi trồng thủy sản là trại giống. Đây là nơi sinh sản của cá, ấp trứng và nuôi cá qua các giai đoạn đầu đời. Khi các con vật đủ trưởng thành, chúng được chuyển đến trang trại, nơi chúng được nuôi với kích cỡ để thu hoạch, sử dụng thức ăn được sản xuất tại các nhà máy thức ăn chăn nuôi. Cá sau đó được vận chuyển đến một cơ sở chế biến, nơi chúng được đóng gói và gửi đến các nhà bán lẻ thực phẩm và cửa hàng tạp hóa. Đó là nơi chúng đến.

5. Hiện trạng công nghệ 4.0 áp dụng vào ngành thủy sản

Dạo gần đây, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cách mạng công nghệ 4.0, nó được đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và máy tính, điện thoại thông minh…tất cả đã trở thành người bạn thân bên cạnh và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong quá trình sản xuất.

Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp – thủy sản tại các nước như: Isreal; Châu Mỹ, hay một số nước lân cận như.. Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc..

Tại Việt Nam, công nghệ 4.0 đã được nghiên cứu ứng dụng và thúc đẩy trong những năm gần đây và tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản đóng góp trên 70% sản lượng thủy sản toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho hơn 1 triệu lao động trong lĩnh vực nuôi.

6. Công nghệ 4.0 đã tạo ra những bước ngoặt gì trong nuôi trồng thủy sản?

Không thể phủ nhận công nghệ 4.0 đã tạo ra những bước ngoặt to lớn, rõ rang trong ngành nuôi trồng thủy sản.

– Giúp cho ngư dân  dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, giám sát dịch bệnh của những loại tôm, cá mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

– Nâng cao hiệu quả về sản lượng và chất lượng các loài trong quá trình nuôi

– Tiết kiệm chi phí về thức ăn, giống, đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

– Nâng cao, phát triển tính cạnh tranh thủy sản ở Việt Nam với một số nước trên thế giới.

Ví dụ tiêu biểu về nền công nghệ 4.0 đó là giải pháp Datashrimp- đây là thiết bị quan trắc môi trường ao nuôi của công ty cố phần Aquabox. Với công dụng mang lại đó là một hệ thống tích hợp tính năng giám sát chất lượng nước, điều khiển, giám sát thiết bị và đưa ra các khuyến cáo tự động đối với người nuôi tôm.

7. Các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 đang được áp dụng vào ngành thủy sản nước ta

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 để tăng hiệu quả giá trị tôm Việt Nam
  • Hệ thống quản trị và truy xuất điện tử từ ao nuôi đến nhà máy chế biến thủy sản
  • Ứng dụng IoT trong nuôi tuần hoàn tôm thẻ chân trắng
  • Hệ thống giám sát chất lượng nước trực tuyến ao nuôi trồng thuỷ sản nhằm tiết kiệm năng lượng
  • Bể ương  thông minh và năng lượng xanh

Công ty Cổ phần Việt Úc, chi nhánh tại Bạc Liêu là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kínhđạt sản lượng 40-80 tấn/ha/vụ, khoảng 300 tấn/ha/năm.

Ước tính sản lượng tăng 10- 15 lần so với cách nuôi tôm truyền thống của nhiều hộ dân. Mô hình đầu tư này là hướng đi mới có thể giúp ngành nuôi tôm của Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh.

Ngành thủy sản còn gặp phải những khó khăn, thách thức phải kể đến như:

  • Dịch bệnh nhiều;
  • Khó kiểm soát các vấn đề môi trường;
  • Biến đổi khí hậu;
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa tốt;
  • Còn lãng phí nhiều trong quá trình nuôi….
Trên đây là những thông tin liên quan đến Mô hình nuôi trồng thủy sảnHy vọng với những thông tin và các quy trình triển khai, các bạn và quý khách đã hiểu được phần nào về ngành nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó nhằm hỗ trợ cho việc tiến hành dự án nuôi trồng của mình. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi nội dung trình bày của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com