1. Phường hội là gì ?
Phường hội là tổ chức của các thợ thủ công cùng ngành nghề liên kết lại với nhau nhằm giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp của mình dưới chế độ phong kiến.
Ở châu Âu trong thế kỉ X-XIII, phường hội là một loại tổ chức tôn giáo, thương mại hoặc nghề nghiệp đóng một vai trò cần thiết trong nền kinh tế. Khi nền công nghiệp lớn hình thành, những phường hội này đã mất vai trò cần thiết của mình, tuy nhiên cho đến nay vẫn tồn tại một số ít, chủ yếu là dưới hình thái những hội từ thiện.
Trong chế độ phong kiến, nhiều phường hội được thành lập như phường săn, phường hát, phường vải… Các thành viên của tổ chức này đều có cùng một mục đích, nghề nghiệp, sở thích bởi vậy họ liên kết với nhau để cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau.
Ở Việt Nam trước kia, những người thợ thủ công dù ở đô thị (như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Gia Định) hay làng quê đều họp nhau thành phường. Ở các đô thị lớn, có mỗi phường ở một phố (Hà Nội – 36 phố phường), còn ở thôn quê, dân phường sống rải rác khắp trong làng, không thành khu riêng (trừ dân ngụ cư các làng nghề thủ công thường sống ở rìa làng). Trùm phường được cắt lượt mỗi người làm một năm. Phường nghề Việt Nam không phải là tổ chức nghề nghiệp chặt chẽ, chế ức bên trong và cạnh tranh với bên ngoài, mà chỉ giúp nhau trong sinh hoạt như hiếu hỉ. Đứng đầu phường là trùm phường được bầu do uy tín và năng lực, không thế tập, không có đặc quyền đặc lợi. Trùm phường uỷ quyền cho phường trong quan hệ với chính quyền địa phương và với các phường khác; tổ chức chuyển ngạch cho thợ học việc, giám sát thu chi quỹ phường, điều hành và điều tiết các quan hệ trong phường. Sinh hoạt tập thể của phường hàng năm chỉ vào ngày giỗ và sinh nhật của tổ nghề. Phường không đóng vai trò đáng kể trong phát triển nghề nghiệp cũng như trong thiết chế xã hội làng quê.
Ngoài các phường nghề kể trên, ở nhiều nơi còn gọi các hội tự cấp (hội họ) như họ hiếu, họ hỉ, họ mua bán, họ ăn tết, họ làm nhà… là phường, nhưng thựcchất là chơi họ. Ngày nay, PH còn phổ biến, còn phường nghề được phục hồi thời kinh tế thị trường, và sinh hoạt chủ yếu của nó cũng chỉ trong thờ cúng tổ nghề.
2. Mục đích của phường hội là gì ?
3. Tiêu chuẩn của phường hội là gì ?
Tiêu chuẩn thành lập phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 7 Nghị định 62/2011/NĐ-CP về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn như sau:
1. Phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập khi đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Mật độ dân số đạt từ 10.000 người/km2 trở lên đối với phường thuộc quận; đạt từ 6.000 người/km2 trở lên đối với phường thuộc thành phố thuộc tỉnh; đạt từ 4.000 người/km2 trở lên đối với phường thuộc thị xã;
b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 85% trở lên đối với phường thuộc quận; đạt từ 75% trở lên đối với phường thuộc thành phố thuộc tỉnh; đạt từ 70% trở lên đối với phường thuộc thị xã;
c) Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ đối với phường thuộc quận; đồng bộ từng mặt hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ đối với phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với trường hợp phường được thành lập để mở rộng khu vực nội thành, nội thị phải đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm d và đạt từ 70% trở lên mức tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Trên đây là những nội dung về Phường hội là gì? Khái niệm phường hội được hiểu thế nào ? do Công ty Luật LVN Group gửi tới kiến thức đến khách hàng. LVN Group hy vọng nội dung trình bày này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !