Quản trị công tác xã hội là gì ? Trọn bộ sách quản trị công tác xã hội - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quản trị công tác xã hội là gì ? Trọn bộ sách quản trị công tác xã hội

Quản trị công tác xã hội là gì ? Trọn bộ sách quản trị công tác xã hội

Công tác xã hội (CTXH) là ngành khoa học và là một nghề nghiệp chuyên môn, đòi hỏi người làm nghề CTXH phải được đào tạo về kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn. Trong những năm gần đây, khái niệm về nghề CTXH ở Việt Nam còn khá lạ lẫm với rất nhiều người, đặc biệt là các em học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông, mặc dù đây là một ngành nghề có lịch sử phát triển rất lâu đời ở các nước phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp,… Khoảng 10 năm trở lại đây, từ khi có Quyết định Số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án Phát triển Nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Công tác xã hội được nhắc đến như một nghề cần thiết tại Việt Nam. Vậy, Công tác xã hội là gì?

Quản trị công tác xã hội là gì ? Trọn bộ sách quản trị công tác xã hội

1. Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là một nghề có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn và khó hòa nhập với cộng đồng, ví dụ, người khuyết tật, người già, người nghèo, người có bệnh nan y, những người không có khả năng tự chăm sóc,… Ngành Công tác xã hội ra đời với sứ mạng hàn gắn những rạn nứt của xã hội trong quá trình phát triển, giảm thiểu sự bất bình đẳng xã hội và hướng tới sự phát triển bền vững, nhân văn và nhân ái.

Nghề Công tác xã hội có vai trò gửi tới dịch vụ cho người dân, và người làm trong ngành Công tác xã hội là người phụng sự xã hội, phục vụ những người cần giúp đỡ, che chở và hỗ trợ,… Chính vì vậy, chuyên viên ngành Công tác xã hội cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức xã hội, chuyên môn chăm sóc và đặc biệt là kỹ năng mềm. Kiến thức chuyên môn giúp chuyên viên công tác xã hội thấu hiểu được cuộc sống, hoàn cảnh của người cần được chăm sóc, kiến thức chuyên môn giúp họ có thể đồng cảm, tiếp cận và hỗ trợ lâu dài cho người đó. Ví dụ, một cán bộ Công tác xã hội cần tiếp cận một người tổn thương tâm lý và có ý định tự vẫn.

Để hiểu Công tác xã hội là gì, chúng ta đơn giản hóa bằng một triết lý xoay quanh việc “giúp người cái cần câu hay con cá”

Chính vì vậy, có thể hiểu công tác xã hội như sau:

1 Công tác xã hội là một nghề dựa trên một tập hợp kiến thức của các ngành khoa học và nghệ thuật.

2. Công tác xã hội là một nghề nhằm mục đích hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc xử lý các vấn đề họ đang gặp phải.

3. Hoạt động của công tác xã hội vì hạnh phúc của con người và nâng cao phúc lợi xã hội.

4. Người làm công tác xã hội phải là người được đào tạo và phải được đánh giá về kiến thục và năng lực

2. Nhân viên công tác xã hội là ai?

Nhân viên công tác xã hội là người hoạt động chuyên nghiệp tại các cơ sở giáo dục nhà nước, tư nhân và phi chính phủ. Họ tham gia công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Giáo dục sức khỏe, giáo dục đặc biệt, phổ biến kiến thức pháp luật, kinh tế, truyền thông chính sách xã hội, môi trường và dân số và tham gia nghiên cứu và đào tạo nhân lực công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục.
Với kỹ năng công tác theo nhóm, công tác độc lập họ có thể hỗ trợ thân chủ giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Nhân viên công tác xã hội còn có thể cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi; trung tâm giáo dục cộng đồng, trường học, bệnh viện.
Nhân viên công tác xã hội sẽ hỗ trợ, tham gia cùng người yếu thế, cộng đồng giải quyết các xung đột nhóm, mâu thuẫn các giá trị và trợ giúp phổ biến chính sách xã hội…dựa trên cơ sở nâng cao năng lực tự chủ cho chính họ.

3. Quản trị công tác xã hội là gì ? Trọn bộ sách quản trị công tác xã hội

Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về quản trị công tác xã hội, trong cuốn “Quản lý công tác xã hội” (Social Work administration) định nghĩa “Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liên quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân”

Walter Friedlande – 1 nhà nghiên cứu công tác xã hội người Đức cho rằng “Quản tị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị nói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận diện và giải quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn nhu cầu con người”

Skidmore coi quản trị công tác xã hội là “hành động của đội ngũ nhân sự sử dụng các tiến trình xã hội để chuyển đổi chính sách xã hội của cơ sở bằng việc cung ứng các dịch vụ xã hội”. Theo ông đó là một tiến trình phải thực hiện với việc điều hành 1 tổ chức và có liên quan đến các mục tiêu, các chính sách, đội ngũ cán bộ, chuyên viên, quản lý, các dịch vụ và lượng giá

Kidneigh có quan niệm khác Skidmore, cho rằng “Quản trị công tác xã hội là 1 tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội.. trong một tiến trình 2 chiều: 1 chuyển đổi chính sách thành các dịch vụ cụ thể, và 2 sử dụng kinh nghiệm để sửa đổi chính sách”

 

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com