Đối thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời nói từ 02 người trở lên. Trong một vài trường hợp, đối thoại còn là một loại văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh sử dụng mà đối thoại lại mang ý nghĩa khác nhau. Dù mang hàm nghĩa thế nào, đối thoại vẫn là việc tranh luận, trao đổi trực tiếp giữa 02 người trở lên bằng những cách thức khác nhau. Bài viết dưới đây, kính mời quý bạn đọc cùng cân nhắc nội dung về Quy chế tiếp xúc đối thoại với nhân dân [cập nhật 2023].
1. Đối thoại là gì?
Đối thoại là cách thức đối đáp giữa hai hay nhiều nhân vật trong một cuộc hội thoại trong tác phẩm tự sự của mình. Hình thức đối thoại được thể hiện ra thành lời khi nhân vật cất tiếng nói. Đây là hoạt động giao tiếp bằng lời nói từ 02 người trở lên, dùng ngôn ngữ, lời nói để truyền đạt suy nghĩ, quan điểm của bản thân hay một vấn đề nào đó.
2. Điều kiện để tham gia đối thoại hiệu quả
Chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng về quan điểm, nhận thức, trình độ,… của các bên tham gia đối thoại. Chỉ khi các bên có vị trí ngang nhau thì mới có thể nhìn nhận các vấn đề một cách bình đẳng, hoạt động đối thoại mới có thể diễn ra tốt đẹp.
Biết cách lắng nghe thông điệp các bên truyền tải, từ đó giúp các bên nhìn nhận vấn đề một cách đa diện, theo đó xác định nhanh chóng phương hướng giải quyết phù hợp.
3. Quy chế tiếp xúc đối thoại với nhân dân
– Tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân phải tuân thủ các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, được tiến hành công khai dân chủ, khách quan công tác chuẩn bị chu đáo đúng nội dung chủ đề đối thoại.
– Chỉ đối thoại với nhân dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
– Người tiếp xúc đối thoại có quyền từ chối tiếp xúc đối thoại với người có hành vi gây rối trật tự công cộng, người lợi dụng để xuyên tạc, kích động nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân, người mất năng lực hành vi dân sự. Từ chối các câu hỏi ngoài nội dung, chủ đề tổ chức đối thoại.
– Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân đến tham gia đối thoại, mang theo vũ khí nóng, chất nổ, chất dể cháy và công cụ hổ trợ khác, chất kích thích, sử dụng nồng độ cồn quá mức làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức đối thoại.
Các tổ chức, cá nhân, công dân đến tham dự hội nghị đối thoại phải thực thực hiện tốt một số quy định sau:
– Đến tham dự hội nghị đối thoại, trang phục gọn gàng, nghiêm túc, thực hiện đúng quy chế công tác công sở.
– Ngồi đúng vị trí ban tổ chức bố trí, không đi lại lộn xộn, không nói chuyện riêng, không hút thuốc trong phòng họp, không phát ngôn thiếu văn hóa, trái với quy định, sửa dụng điện thoại để chế độ im lặng tránh gây mất trật tự trong thời gian diễn ra hội nghị.
– Khi có ý kiến phát biểu phải được chủ trì hội nghị cho phép mới được phát biểu. Nội dung Phát biểu nêu ngắn gọn, đúng trọng tâm vàthuộc các lĩnh vực đối thoại, thời gian phát biểu không quá 5 phút. Có thể viết câu hỏi bằng giấy ghi rõ cụ thể nội dung trọng tâm và địa chỉ người hỏi, nộp cho ban thư ký tổng hợp.
– Khi thời gian quy định đối thoại đã hết mà tổ chức, cá nhân còn đang có ý kiến khác ngoài những nội dung đã được giải trình thì trực tiếp gửi lại ý kiến bằng văn bản về Ban thư ký Hội nghị tổng hợp báo cáo chủ trì, trả lời bằng văn bản. Chậm nhất sau 15 ngày công tác, nếu những ý kiến thuộc phạm vi cấp trên giải quyết thì sau 30 ngày công tác Chủ trì báo cáo kết quả giải trình của cấp trên có thẩm quyền.
– Chủ trì buổi đối thoại, trực tiếp tiếp nhận các ý kiến của nhân dân gửi đến cuộc đối thoại, chịu trách nhiệm trả lời hoặc phân công cán bộ chuyên môn thuộc lĩnh vực phụ trách trả lời.
– Các câu hỏi được trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, đúng trọng tâm quy định của pháp luật, không giải trình, giải thích dài, thời gian trả lời mỗi câu hỏi tối đa không quá 8 phút.
– Những câu hỏi chính đáng chưa trả lời được chủ trì kết luận và sau 15 ngày công tác giao chuyên môn phụ trách, có trách nhiệm xem xét trả lời.
– Sau khi kết thúc hội nghị đối thoại, những vấn đề đã được giải quyết, chỉ đạo các bộ phận cán bộ, công chức chuyên môn, giúp việc thông báo rộng rãi nội dung, kết quả của hội nghị bằng văn bản, trên hệ thống truyền thanh, trang thông tin điện tử của xã để nhân dân biết trong quá trình giám sát, triển khai thực hiện.
Trên đây là nội dung Quy chế tiếp xúc đối thoại với nhân dân [cập nhật 2023]. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi nội dung trình bày của chúng tôi. Mong rằng nội dung trình bày này sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.