1. Khái niệm về chứng cứ
Căn cứ Điều 93 Bộ Luật tố tụng Dân sự quy định về khái niệm chứng cứ như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
2. Đặc điểm của chứng cứ
Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03 yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Cụ thể:
– Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người – không được tạo ra chứng cứ. Do đó, con người chỉ có thể nhận thức về nó, thu thập, nghiên cứu, đánh giá nó, chứ không thể tạo ra chứng cứ theo đúng ý nghĩa, bản chất của chứng cứ. Mọi hành vi sửa chữa, thay đổi, tạo ra cái gọi là chứng cứ, thì đó chắc chắn không phải là chứng cứ của vụ án, đó là giả chứng cứ. Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, nó xuất hiện khi nào? ai là người viết, ai là ngưòi quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó; chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không… để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.
– Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc. Sự liên quan này có thể là trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó.
– Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định…
3. Quy định Tòa án yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
Khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được chủng cứ thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn.
Đương sự yêu Cầu Toà án thu thập chứng cứ phải làm đơn như quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điểu 106 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, nếu đương sự không biết chữ nên không thể tự làm đơn được thì có quyền trình bày trực tiếp với Toà án, khi đó Thẩm phán phải lập biên bản ghi rõ đề nghị của đương sự, trong đơn của đương sự hay biên bản mà Thẩm phán lập phải ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do mình không thu thập được; họ tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ đó. Sở dĩ pháp luật quy định đương sự phải nêu rõ lý do mình không thu thập được chứng cứ và phải yêu cầu Toà án thu thập, là nhằm ngăn ngừa trường hợp đương sự “lười biếng” không chịu thực hiện nghĩa vụ chứng minh, đẩy việc thu thập chứng cứ sang cho Toà án. Vì vậy, khi đương sự đưa ra lý do về việc mình không thu thập được chứng cứ thì Thẩm phán phải xem xét lý do đương sự nêu ra có chính đáng, hợp lý, hợp tình không, có phải đương sự đã làm hết sức mà vẫn không thu thập được chứng cứ hay không. Nếu xét thấy lý do đương sự nêu ra là không chính đáng, ví dụ: bận công việc, đã nhiều tuổi (trong khi đương sự có con cái đã thành niên, có đủ điều kiện thu thập chứng cứ) thì Toà án phải yêu cầu và hướng dẫn họ tự đi thu thập chứng cứ.
Khi xét thấy đương sự yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ là có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu trữ chứng cứ cung cấp chứng cứ. Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Toà án ra quyết định;
– Tên, địa chỉ của người yêu cầu cung cấp chứng cứ;
– Lý do của việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ;
– Tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ;
– Chứng cứ cụ thể cần được cung cấp cho Toà án;
– Thòi hạn thực hiện việc cung cấp chứng cứ.
Theo quy định của khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì không chỉ có Tòa án mà cả Viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu
cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Việc quỹ định cho Viện kiểm sát cũng có quyền thu thập chứng cứ là một quy định mối, nhằm tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tư pháp.
Thư ký Toà án hoặc cán bộ Toà án được Chánh án phân công có thể trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Người trực tiếp yêu cầu phải có giấy giỗi thiệu của Toà án và quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có yêu cầu thì người trực tiếp yêu cầu cung cấp chứng cứ phải xuất trình Giấy chứng minh Thẩm phán hoặc thẻ công chức hoặc một loại giấy tò tuỳ thân khác.
Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ thực hiện được việc giao nộp ngay chứng cứ khi nhận được Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ, thì lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, trừ việc đóng dấu của Toà án sẽ được thực hiện sau. Nếu cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ có dấu thì đề nghị đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấu xác nhận. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ từ chốĩ việc giao nộp chứng cứ thì lập biên bản về việc đó và ghi rõ lý do của việc từ chối đó.
Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ chưa thực hiện được việc giao nộp chứng cứ ngay cho Tòa án hoặc Viện kiểm sát, thì lập biên bản về việc đó và yêu cầu họ cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án và Viện kiểm sát trong thời hạn được ghi trong quyết định (trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định).
Trong trường hợp Toà án hoặc Viện kiểm sát không làm việc trực tiếp để yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp chứng cứ cho mình, thì Toà án chỉ cần gửi quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ cho cá nhân, cơ quan, tổ chức mà mình có yêu cầu cung cấp chứng cứ để yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp chứng cứ cần thu thập đó, những cá nhân, cơ quan, tổ chức này có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thòi cho Toà án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Đây là một nghĩa vụ theo pháp luật quy định trong việc thực thi pháp luật. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi tác giả viết bài này và đã đăng một lần trên Tạp chí kiểm sát thì Hội đồng Thẩm phán chưa ban hành Nghị quyết hướng dẫn theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Ngày 03-12-2012, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định về “chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một sô điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Do đó, trong bài có những chỗ tác giả đã nêu quan điểm và đề nghị hưống dẫn. Vì nhận thấy bài viết không có điểm nào trái với Nghị quyêt đã hưống dẫn nên tác giả vẫn giữ nguyên. Độc giả có thể nghiên cứu thêm Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán.
4. Những hạn chế khi áp dụng quy định về việc yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
Trong tố tụng dân sự, mặc dù người khởi kiện là chủ thể “châm ngòi” cho việc giải quyết vụ án của Tòa án hay nói cách khác quá trình tố tụng chỉ được vận hành khi và chỉ khi có yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên trên thực tế, không phải thông tin, tài liệu, chứng cứ nào họ cũng có điều kiện để biết. Chẳng hạn như tài liệu chứng minh địa chỉ của bị đơn; tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đối với các giao dịch dân sự diễn ra không bằng văn bản mà thông qua trao đổi, giao kết bằng hành vi, lời nói…
Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế nên khả năng tự bảo vệ, tự thu thập chứng cứ, tự chứng minh còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, mặc dù cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm và thực tế quyền lợi của họ đang bị xâm phạm nhưng lại không thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác cung cấp chứng cứ để làm cơ sở cho họ đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình. Điển hình là trong rất nhiều vụ án, mặc dù đương sự đã mất rất nhiều công sức, thời gian để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu chứng cứ cung cấp, nhưng kết quả thường là: (i) Không nhận được bất cứ phản hồi nào về việc cung cấp hay không cung cấp tài liệu, chứng cứ; (ii) Bị từ chối với nhiều lý do hay thoái thác trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà không có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; (iii) Cung cấp không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn luật định.
Những điều này gây bất lợi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tác giả cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ những “khoảng trống” trong quy định của pháp luật dẫn đến chưa đảm bảo tính thực thi, cụ thể:
Khoản 2 Điều 106 BLTTDS năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp cho đương sự khi nhận được yêu cầu, trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do nhưng lại không quy định chế tài pháp lý nếu các chủ thể này không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hay cung cấp quá thời hạn luật định mà không có lý do chính đáng. Như vậy, khi không có biện pháp, chế tài xử lý thì dù được đánh giá là mới, là tiến bộ so với các quy định cũ, quy định này vẫn không có giá trị thực thi trên thực tế.
Điều đáng nói là một khi hình thức từ chối cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chủ yếu bằng lời nói, hành vi mà không thể hiện qua bất kỳ một văn bản nào thì không có căn cứ để đương sự chứng minh cho Tòa án rằng họ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể thu thập chứng cứ. Điển hình là với các thông tin, tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các tài sản chưa được công nhận quyền sở hữu hợp pháp… thì quá trình yêu cầu xác nhận nguồn gốc, xác nhận quá trình sử dụng ổn định lâu dài… vẫn là một bài toán chưa có lời giải.
5. Ý kiến hoàn thiện quy định của pháp luật
Thứ nhất, quy định chế tài đối với trường hợp chủ thể có thẩm quyền đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ nhưng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng hạn theo yêu cầu của đương sự mà không có lý do chính đáng.
Nhằm bảo đảm quyền tố tụng của các đương sự, BLTTDS năm 2015 đã quy định chế tài xử lý khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật tố tụng dân sự nói chung và nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh nói riêng. Tuy nhiên, tác giả cho rằng các chế tài xử lý hành vi vi phạm nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong BLTTDS hiện hành và các văn bản có liên quan chưa bao quát hết các hành vi mà cá nhân, cơ quan, tổ chức xâm phạm tới việc thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình tố tụng.
Qua nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan đến chế tài xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, Điều 55 Luật phá sản năm 2014 quy định về hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ như sau: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản mà không cung cấp đầy đủ, kịp thời hoặc cung cấp không chính xác tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, TAND, Viện kiểm sát nhân dân, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nếu không có lý do chính đáng”.
BLTTDS hiện hành cần tham khảo tinh thần của Luật phá sản năm 2014 khi đặt ra trách nhiệm pháp lý đối với cả trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ mà từ chối cung cấp khi đương sự có yêu cầu. Theo đó, cần bổ sung thêm quy định tại Chương XL của BLTTDS năm 2015 nhằm xử lý hành vi cản trở trong hoạt động tố tụng dân sự theo một trong hai cách sau:
– Điều chỉnh quy định tại Điều 495 BLTTDS năm 2015 theo hướng: “Điều 495. Xử lý hành vi không thi hành quyết định của Tòa án, yêu cầu của đương sự về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, đương sự hoặc đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án.
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của Tòa án, yêu cầu của đương sự về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Tòa án xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
2. …”.
– Bổ sung thêm một điều luật quy định về hành vi không thực hiện yêu cầu của đương sự, cụ thể: “Điều …. Xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu của đương sự về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của đương sự về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ thì theo yêu cầu của đương sự, Tòa án có thể xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của đương sự về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Thứ hai, kiến nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp chủ thể có thẩm quyền đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ nhưng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng thời hạn theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, đương sự mà không có lý do chính đáng.