1. Giới thiệu tác giả 

Cuốn sách “145 câu hỏi – đáp cơ bản về luật doanh nghiệp năm 2020” do TS. Trần Viết Long, TS. Nguyễn Vinh Huy và LS. Nguyễn Văn Tứ đồng chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách 145 câu hỏi - đáp cơ bản về luật doanh nghiệp năm 2020

145 câu hỏi – đáp cơ bản về luật doanh nghiệp năm 2020

TS. Trần Viết Long -TS. Nguyễn Vinh Huy – LS. Nguyễn Văn Tứ

Nhà xuất bản Lao Động

3. Tổng quan nội dung sách

Trong xu thế hội nhập thương mại ngày càng phát triển, vai trò của hệ thống pháp luật càng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội … của quốc gia. hệ thống pháp luật về thương mại ở Việt Nam đã có quy định cụ thể trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời đã đáp ứng các yêu cầu bối cảnh hội nhập và mở rộng thương mại từ các quy định chung đến quy định gắn với các nội dung cụ thể. Những vấn đề pháp lý được ghi nhận tại Luật doanh nghiệp năm 2020 đã thể hiện sự nhất quán và phù hợp trong đường lối quản lý kinh tế của Việt Nam. Các tác giả  đã biên soạn cuốn sách “145 cuâ hỏi – đáp cơ bản về Luật doanh nghiệp năm 2020” nhằm phổ biến tới bạn đọc những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp 2020.

Cuốn sách được biên soạn gồm các phần như sau:

Phần A. Nhóm tác giả giới thiệu khái quát về Luật doanh nghiệp năm 2020 bao gồm sự cần thiết ban hành Luật doanh nghiệp năm 2020, những điểm mới so với Luật doanh nghiệp năm 2014 và kết cấu của Luật doanh nghiệp năm 2020.

Phần B. Nhóm tác giả giới thiệu theo nội dung hỏi đáp từng chủ đề bao gồm những quy định chung của Luật doan nghiệp năm 2020; các loại hình doanh nghiệp, nhóm công ty; tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp

Chương 1. Hỏi đáp về những quy định chung của Luật doanh nghiệp 

Chương 2. Hỏi đáp về thành lập doanh nghiệp

Chương 3. Hỏi đáp về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Chương 4. Hỏi đáp về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chương 5. Hỏi đáp về doanh nghiệp nhà nước

Chương 6. Hỏi đáp về công ty cổ phần

Chương 7. Hỏi đáp về công ty hợp danh

Chương 8. Hỏi đáp về doanh nghiệp tư nhân

Chương 9. Nhóm công ty

Chương 10. Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp

Cuốn sách khái lược các nội dung trọng tâm mà Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về những nội dung cơ bản.

Dưới đây là trích dẫn một số nội dung tác giả trình bày trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

Câu hỏi 91. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 để đăng ký công ty cổ phần cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì?

Trả lời:

Điều 22 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định hồ sơ đăng ký công ty cổ phần gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Theo đó, điều luật này quy định thành phần hồ sơ đăng lý thành lập công ty cổ phần gồm 04 loại giấy tờ, tài liệu đó là: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc giấy tờ pháp lý của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng lý đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là công ty cổ phần phải có giấy tờ nhân thân đối với người đại diện theo pháp luật. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một vị trí chức danh quan trọng trong công ty. Mặc dù vậy, Luật doanh nghiệp cũ năm 2014 chỉ yêu cầu hồ sơ đăng ý thành lập doanh nghiệp bao gồm bản sao giấy tờ nhân thân đối với cổ đông sáng lập công ty cổ phần; không yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật. Do đó, cần thiết phải bổ sung bản sao các giấy tờ nhân thân, tương tự như thành viên công ty TNHH.

Hiện nay quy định này còn được hướng dẫn chi tiết tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo đó, Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được hướng dẫn gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Câu hỏi 92. Khi lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty côt phần có bắt buộc có chữ ký của cổ đông sáng lập không?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

a) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Theo đó, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định khi lập điều lệ để đăng ký thành lập doanh nghiệp, điều lệ phải có họ, tên , chữ ký của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty TNHH MTV; thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH 2TV trở lên; cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần. 

Như vậy, khi lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty cổ phần bắt buộc phải có chữ ký, họ, tên các cổ đông sáng lập.

Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;

h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;

k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

4. Đánh giá bạn đọc

Ngày 17/6/2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, Luật gồm 10 chương, 218 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp 2014. Luật doanh nghiệp năm 2020 có nhiều điểm mới so với quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014. Trong cuốn sách “145 câu hỏi – đáp cơ bản về luật doanh nghiệp năm 2020” các tác giả đã biên soạn với bố cục rất khoa học, thuận tiện cho bạn đọc theo dõi. Trước hết các tác giả trình bày khái quát những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp năm 2020 để bạn đọc nhận diện vấn đề từ khía cạnh chung nhất và có những điểm lưu ý ban đầu, ở phần thứ hai các tác giả trình bày từng vấn đề nhỏ quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020 dưới cấu trúc câu hỏi – đáp thuận tiện cho bạn đọc theo dõi và tra cứu áp dụng nhanh chóng hơn.

Luật doanh nghiệp 2020 được ban hành và thi hành đến nay đã hơn 1 năm, song không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ những điểm mới và quy định của Luật này, cuốn sách “145 câu hỏi – đáp cơ bản về luật doanh nghiệp năm 2020” là cẩm nang pháp lý về doanh nghiệp hữu ích đối với bạn đọc nói chung và các doanh nghiệp, người hành nghề tư vấn pháp lý, cơ quan, cán bộ quản lý về đăng ký doanh nghiệp nói iêng.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách 145 câu hỏi – đáp cơ bản về luật doanh nghiệp năm 2020″.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!