Theo những thông tin bạn trao đổi, Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 xin tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Luật du lịch 2017;
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP;
Tên doanh nghiệp:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, tên doanh nghiệp hợp lệ là tên doanh nghiệp không bị trùng và gây nhầm lẫn, đồng thời không thuộc các trường hợp cấm theo quy định của pháp luật. Tên doanh nghiệp bao giờ cũng bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Về thành tố thứ nhất – loại hình doanh nghiệp: Tương ứng với yêu cầu thành lập một công ty du lịch 1 thành viên, bạn cần tiến hành các thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Như vậy, tên công ty sẽ phải bao gồm cụm từ “Công ty TNHH” hoặc “Công ty Trách nhiệm hữu hạn”.
Với ba yêu cầu: chuyên nghiệp, thể hiện được ngành nghề du lịch, và bao gồm chữ “Việt Nam” (nếu có thể), Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 xin gợi ý cho bạn một số tên sau: Công ty TNHH Du lịch Marvel Tour Việt Nam, Công ty TNHH Du lịch Trips and more Việt Nam, Công ty TNHH Du lịch Go Travelling Việt Nam. Bạn có thể sáng tạo ra tên riêng theo ý muốn, miễn sao không trùng khi tra cứu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia dangkykinhdoanh.gov.vn, tuy nhiên cần lưu ý thành tố “Công ty TNHH” là bắt buộc.
Thủ tục thành lập công ty du lịch:
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
- Giấy uỷ quyền cho Luật LVN Group – Hotline 1900.0191.
Nơi nộp: Nộp qua mạng tại websites dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
Lệ phí: Từ ngày 20/01/2018 một số mức lệ phí sẽ được quy định mới như sau:
- Đối với đăng ký thành lập doanh nghiệp, mức lệ phí là 100.000 đồng/hồ sơ (giảm 100.000 đồng/hồ sơ);
- Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký
- doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu. Tiêu chí cụ thể xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa , quý khách hàng có thể tham khảo tại chương II Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lưu ý:
Khi thành lập công ty du lịch, bạn có thể lựa chọn rất nhiều ngành nghề để kinh doanh để kinh doanh theo quy định của Luật du lịch 2017, bao gồm: Dịch vụ lữ hành; Vận tải khách du lịch; Lưu trú du lịch, nhà hàng, quán ăn và các dịch vụ du lịch khác. Mỗi ngành nghề dịch vụ du lịch nói trên đều có điều kiện riêng. Bạn có thể tham khảo cụ thể tại https://luatvietan.vn/dieu-kien-thanh-lap-cong-ty-du-lich-nam-2018.html .
Dựa vào những thông tin bạn cung cấp cũng như thông tin trên websites vietnam***.vn, bạn có thể tham khảo và tiến hành đăng ký hoạt động một số ngành nghề kinh doanh sau: Đại lý du lịch (7911); Điều hành tua du lịch (7912). Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh doanh lữ hành quốc tế; Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch (7990); Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (5510); Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) (4931); Vận tải hành khách đường bộ khác (4932); Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa (5021); Vận tải hành khách ven biển và viễn dương (5011); Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ (5225); Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (5229); Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (8230).
Bạn vui lòng cung cấp thêm cho LVN Group – Hotline 1900.0191 thông tin về các hoạt động kinh doanh mà công ty muốn thực hiện để được hỗ trợ tốt nhất trong việc lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp
Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 sẽ khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho Quý công ty.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4: Ký quỹ
Theo quy định của Luật du lịch 2017, nếu kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa, doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ. Mức ký quỹ được quy định bởi Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
Tài khoản được ký quỹ không thể được rút ra trừ khi doanh nghiệp trả lại Giấy phép kinh doanh.
Bước 5: Xin cấp giấy phép kinh doanh
Trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành, bạn phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa/quốc tế mới có thể tiến hành kinh doanh.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa gồm: (số lượng chuẩn bị 02 bộ)
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mức tiền là 100.000.000 đồng;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm: (số lượng chuẩn bị 02 bộ)
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo phạm vi hoạt động;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Nơi nộp:
- Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh lữu hành nội địa: Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;
- Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh lữu hành quốc tế: Tổng cục Du lịch.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được tư vấn cụ thể.