Thông tư 43/2017/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Thông tư 43/2017/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết

Thông tư 43/2017/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết

Thông tư 43/2017/TT-BTNMT được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 23/10/2017. Vậy nội dung chính của Thông tư này gồm những gì? Hãy cùng Luật LVN Group  nghiên cứu ngay sau đây.
Thông tư 43/2017/TT-BTNMT 

1. Thông tư là gì?

Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Thông tư do Bộ hay đơn vị ngang Bộ ban hành, thường do Bộ trưởng hay chủ tịch ký. Mặt khác, thông tư cũng có thể do nhiều Bộ ngành có liên quan cùng ban hành để áp dụng trong phạm vi liên quan tới các đơn vị đó.

2. Thông tư bao gồm những gì?

Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị ngang bộ được ban hành thông tư để quy định:
Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết củaỦy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các đơn vị này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

3. Tóm tắt Thông tư 43/2017/TT-BTNMT 

Kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết trước mùa mưa bão
Ngày 23/10/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 43/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.
Theo đó, kiểm tra định kỳ các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết tối thiểu một năm một lần. Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi xảy ra các trường hợp: Nghi vấn về việc không quan trắc, bịa số liệu, không phát báo hoặc phát báo sai; máy móc, trang thiết bị có sự cố hoặc lắp đặt, sử dụng và sửa chữa sai quy cách; thực hiện các yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Việc kiểm tra định kỳ được thực hiện trước mùa mưa bão. Thời hạn kiểm tra định kỳ 1 trạm ít nhất 03 ngày làm việc.
Nội dung kiểm tra kỹ thuật trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết gồm: Kiểm tra công trình trạm; Kiểm tra máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo; Kiểm tra công tác tổ chức về chuyên môn nghiệp vụ; Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn trạm và an toàn lao động; Kiểm tra việc thực hiện ca quan trắc của quan trắc viên; Kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra kỳ trước và các hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật. Riêng kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao có thêm nội dung kiểm tra công tác điều chế khí hy-đrô và bơm bóng và kiểm tra việc kiểm định, hiệu chuẩn và sử dụng vật tư kỹ thuật. Kiểm tra kỹ thuật trạm ra đa thời tiết có thêm nội dung kiểm tra công tác chuẩn bị quan trắc phòng chống thiên tai.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08/12/2017.

4. Nội dung Thông tư 43/2017/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT KIỂM TRA TRẠM KHÍ TƯỢNG TRÊN CAO VÀ RA ĐA THỜI TIẾT
Căn cứ Luật khí tuongj thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;
Căn cứ Nghị định 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định kỹ thuật về kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quan trắc khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
  1. Kiểm tra kỹ thuật là việc xem xét, đánh giá tình trạng hoạt động của máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo, công trình trạm và việc chấp hành các quy định kỹ thuật về quan trắc khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.
  2. Kiểm tra định kỳ là hoạt động kiểm tra kỹ thuật theo kế hoạch được thực hiện hàng năm.
  3. Kiểm tra đột xuất là hoạt động kiểm tra kỹ thuật không theo kế hoạch mà theo yêu cầu quản lý chuyên môn kỹ thuật.
Chương II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Điều 4. Chế độ, thời gian và thời hạn kiểm tra
  1. Chế độ kiểm tra

a) Kiểm tra định kỳ các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết tối thiểu một năm một lần;
b) Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi xảy ra các trường hợp: nghi vấn về việc không quan trắc, bịa số liệu, không phát báo hoặc phát báo sai; máy móc, trang thiết bị có sự cố hoặc lắp đặt, sử dụng và sửa chữa sai quy cách; thực hiện các yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Thời điểm kiểm tra định kỳ thực hiện trước mùa mưa bão.
3. Thời hạn kiểm tra định kỳ 1 trạm ít nhất 03 ngày công tác.

Điều 5. Trình tự kiểm tra
Đoàn kiểm tra tiến hành theo trình tự sau:
  1. Đối với kiểm tra định kỳ:

a) Công bố quyết định kiểm tra và thông qua chương trình kiểm tra với lãnh đạo đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết;
b) Lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết báo cáo tình hình hoạt động của trạm và gửi tới hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Thực hiện kiểm tra, xác minh theo nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Lập biên bản kiểm tra kỹ thuật.
2. Kiểm tra đột xuất:
a) Công bố quyết định kiểm tra và thông qua chương trình kiểm tra với lãnh đạo đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết;
b) Lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết báo cáo tình hình hoạt động của trạm và gửi tới hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Thực hiện kiểm tra nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
d) Lập biên bản kiểm tra kỹ thuật.

Điều 6. Nội dung kiểm tra
  1. Kiểm tra kỹ thuật trạm khí tượng trên cao

a) Kiểm tra công trình trạm, bao gồm: hành lang kỹ thuật công trình trạm, các vật chuẩn xung quanh trạm; công trình đặt các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo; kho vật tư; vườn quan trắc và lều khí tượng; hệ thống điện, ăng ten, hệ thống chống sét.
b) Kiểm tra máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo, bao gồm: hệ thống thiết bị quan trắc gồm thiết bị thu, phát và xử lý số liệu, hệ thống điện, máy vi tính, máy in; hệ thống thiết bị phụ trợ; các loại tài liệu kỹ thuật và sổ sách.
c) Kiểm tra công tác tổ chức về chuyên môn nghiệp vụ.
d) Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn trạm và an toàn lao động, bao gồm: việc niêm yết và chấp hành nội quy, quy định, các biển báo; việc học tập nội quy theo hướng dẫn; khu vực chứa nhiên liệu; kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại bình chữa cháy; kiểm tra phương án phòng cháy, chữa cháy.
e) Kiểm tra việc kiểm định, hiệu chuẩn và sử dụng vật tư kỹ thuật, bao gồm: việc chấp hành chế độ kiểm định, kiểm chuẩn, hiệu chuẩn và kiểm tra định kỳ máy, thiết bị; việc sử dụng và bảo quản vật tư kỹ thuật.
g) Kiểm tra công tác điều chế khí hy-đrô và bơm bóng.
h) Kiểm tra việc thực hiện ca quan trắc của quan trắc viên, bao gồm: các công việc chuẩn bị quan trắc; các công việc từ lúc bắt đầu đến kết thúc quan trắc; phát báo kết quả quan trắc; kiểm soát số liệu và lập các báo cáo, báo biểu; đánh giá, nhận xét.
i) Kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra kỳ trước và các hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật.
2. Nội dung kiểm tra kỹ thuật trạm ra đa thời tiết
a) Kiểm tra công trình trạm: được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này.
b) Kiểm tra máy, thiết bị, bao gồm: kiểm tra trang thiết bị; kiểm tra các thông số kỹ thuật của ra đa và thiết bị phụ trợ; kiểm tra việc thực hiện công tác bảo quản, bảo dưỡng định kỳ máy, thiết bị và công tác kiểm chuẩn; kiểm tra sự ổn định của hệ thống ăng ten, hệ thống thu – phát và hệ thống hiển thị.
c) Kiểm tra công tác tổ chức về chuyên môn nghiệp vụ.
d) Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn trạm, an toàn lao động: được thực hiện theo điểm d khoản 1 Điều này.
e) Kiểm tra công tác quan trắc đối với quan trắc viên, bao gồm: công tác chuẩn bị quan trắc; công tác quan trắc và phát báo thông tin; công tác phân tích thông tin và cảnh báo thời tiết.
g) Kiểm tra công tác chuẩn bị quan trắc phòng chống thiên tai, cụ thể: phương án, kế hoạch; vật tư, thiết bị dự phòng.
h) Kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra kỳ trước và các hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật.

Điều 7. Biên bản kiểm tra
  1. Căn cứ kết quả kiểm tra, Đoàn kiểm tra lập biên bản ngay sau khi kết thúc kiểm tra tại Trạm.
  2. Biên bản kiểm tra phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Ghi trọn vẹn, chính xác, trung thực kết quả các nội dung kiểm tra;
b) Ý kiến của Trưởng trạm hoặc người uỷ quyền cho trạm bị kiểm tra.
c) Phải có chữ ký của các bên liên quan đến việc kiểm tra.
3. Biên bản kiểm tra tại trạm được lập chi tiết theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Báo cáo kết quả kiểm tra
Trong thời hạn 05 ngày công tác kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra báo cáo Thủ trưởng đơn vị kiểm tra kết quả kiểm tra theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 12 năm 2017.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
  1. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
  2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Trên đây là các thông tin về Thông tư 43/2017/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết Luật LVN Group cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình nghiên cứu nếu có vấn đề câu hỏi vui lòng liên hệ công ty Luật LVN Group để được hỗ trợ ngay !.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com