Tìm hiểu viện pháp luật quốc tế và so sánh

Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng LVN Group nghiên cứu các thông tin về ví dụ về viện pháp luật quốc tế và so sánh thông qua nội dung trình bày dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này !.

viện pháp luật quốc tế và so sánh

1. Định nghĩa luật quốc tế

Một trong số công cụ hữu hiệu có ý nghĩa vừa duy trì quyền lực nhà nước, vừa phát huy được những tính năng cần thiết của bộ máy nhà nước là pháp luật. Hoạt động thuộc chức năng cơ bản của nhà nước được khái quát theo hai phương diện chủ yếu là hoạt động đối nội và đối ngoại. Để thực hiện hai chức năng trên, nhà nước đã sử dụng phổ biến hai loại công cụ pháp lý khác nhau mà gọi theo thuật ngữ truyền thống, kinh điển và hiện đại là luật quốc gia và luật quốc tế. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật của riêng mình, còn quan hệ của cộng đồng các quốc gia lại được điều chỉnh bởi hệ thống luật chung là luật quốc tế.

Quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế gắn liền với sự phát triển chung của nhà nước và pháp luật nhưng xét về thời gian lịch sử thì luật quốc tế hình thành muộn hơn so với luật quốc gia. Luật quốc tế bắt đầu xuất hiện khi giữa các nhà nước có sự thiết lập quan hệ bang giao với nhau, thời kỳ sơ khai là quan hê giữa các quốc gia láng giềng, dần dần mở rộng, vượt khỏi phạm vi khu vực và phát triển thành các quan hệ có tính chất liên khu vực hay cộng đổng quốc tế như ngày nay.

Cùng vói sự gia tăng của các quan hệ quốc tế và sự phát triển của luật quốc tế, những thuật ngữ được sử dụng gắn với các tiến trình của luật quốc tế cũng xuất hiện và có sự thay đổi qua các thời kỳ. Một loạt các thuật ngữ như “Luật quốc tế” (International law), “Pháp luật quốc tế”, “Luật quốc tế chung”, hay có thể gọi theo thuật ngữ tương đồng là “Công pháp quốc tế” (International Public Law) đang được sử dụng rộng rãi trong khoa học pháp lý quốc tế cũng như trong sinh hoạt quốc tế có nguồn gốc từ một số thuật ngữ pháp lý cổ điển như “Luật Vạn dân – Jus gentium” (trong Luật La Mã cổ), “Luật giữa các dân tộc – Jus inter gentes” (xuất hiện ở thế kỷ XVI).

Về tổng thể, các thuật ngữ đó đều có sự tương đồng về những nội dung cơ bản, với ý nghĩa dùng để chỉ hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế. Hệ thôrig các nguyên tắc và quy phạm này mang tính chất là hệ thôrig pháp luật độc lập, tồn tại song song Với hệ thống pháp luật của từng quốc giạ nhưng giữa các thuật ngữ nêu trên có sự phân biệt với thuật ngữ “Luật quốc tế khu vực”. Thuật ngữ “Luật quốc tế khu vực” là tổng thể các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong cùng một khu vực địa lý hoặc cùng xu hướng chính trị, tôn giáo hay các liên kết khu vực, như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Âu (EU)…

Mặt khác, từ phương diện học thuật còn có sự khác biệt giữa thuật ngữ “Luật quốc tế” và “Khoa học luật quốc tế”, “Khoa học luật quốc tế” là môn khoa học pháp lý chuyên ngành nghiên cứu về các vãh đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và thực thể quốc tế khác, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế.

Luật quốc tế đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển (thời kỳ cổ đại; thời kỳ trung đại; thời kỳ cân đại và thòi kỳ hiên đại). Khác với các thời kỳ trước, sự hình thành và phát triển của luật quốc tế hiện đại được đặt trong hê thống quốc tế và là một bộ phận cơ bản của hệ thống đó.

Trên bình diện chung, hệ thống quốc tế được tạo thành bởi nhiều yếu tố, như các quốc gia; các tổ chức quốc tế liên quốc gia; các thực thể quốc tế khác (và các thiết chế quốc tế của những tổ chức này); luật quốc tế và các quy phạm khác của hệ thống quốc tế. Giữa các yếu tố này có sự gắn kết với nhau trong những mối quan hệ tương tác, tạo thành hệ thống quốc tế. Đặc trưng tiêu biểu của hệ thống quốc tế được thể hiện qua yếu tố trung tâm là quốc gia và những mối quan hê, liên kết giữa quốc gia vói các yếu tố khác, thông qua sự điều chỉnh của các loại quy phạm mang tính pháp lý – chính trị và với những phương thức nhất định. Liên quan đến quốc gia và sự phát triển của hệ thống quốc tế, luật quốc tế hiện đại giữ vai trung tâm, bởi được các quốc gia và các thực thể quốc tế khác sử dụng với tính chất là công cụ pháp lý để duy trì sự phát triển của hê thống này trong một trật tự pháp luật nhất định và có sự bao quát tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Hình thành và tồn tại trong hệ thống quốc tế như vậy, kết hợp với xu thế phát triển của thòi đại (xu thế quốc tế hoá mọi mặt của đời sống quốc tế ở cả hai cấp độ, khu vực và toàn cầu, dựa trên cơ sở nền kinh tế trí thức), luật quốc tế hiện đại trong những thập nguyên đầu của thế kỷ XXI là kết quả và là sự phản ánh các quan hệ quốc tế trong điều kiện hợp tác, phát triển của cộng đồng thế giới đang có những thay đổi to lớn về mọi phương diện, cấp độ, tuân theo quy luật vân đông khách quan ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Từ những nét khái quát trên, có thể định nghĩa, luật quốc tế là hê thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyên và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, cách thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.

2. Các đặc trưng cơ bản luật quốc tế

2.1 Về chủ thể của luật quốc tế

Phù hợp với tính chất của hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, về lý luận cũng như về pháp lý, quốc gia và những thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên chính phủ) hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế nhưng trong số những thực thể này, quốc gia là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp luật quốc tế cũng như luật quốc tế.

Khoa học luật quốc tế quan niệm, quốc gia là thực thể được hình thành trên cơ sở có lãnh thổ, dân cư và quyền lực nhà nước, với thuộc tính chính trị – pháp lý bao trùm là chủ quyền quốc gia. Quan hệ pháp luật quốc tế thường do quốc gia tự xác lập hoặc thông qua khuôn khổ các tổ chức quốc tế do các quốc gia thành lập nên. Trong quá trình thiết lập và phát triển các quan hê quốc tế, sự bình đẳng của quốc gia dựa trên chủ quyền quốc gia có tính quyết định đến bản chất của luật quốc tế, thể hiên trong quá trình hình thành và thực thi ’ -luật quốc tế.

Các quan hệ pháp luật quốc tế của quốc gia đều nhằm hưởng đến và vì lợi ích quốc gia. Do đó, về cơ bản, lợi ích quốc gia, dân tộc là nền tảng mà dựa trên cơ sở đó, các quốc gia có thể đạt được các thoả thuận khi thiết lập hoặc tham gia một quan hệ pháp luật quốc tế nhất định.

Trong thực tiễn, cá nhân hoặc pháp nhân kinh tế, xã hội chỉ có thể tham gia rất hãn hữu vào một số loại quan hệ pháp luật quốc tế xác định nhưng không vì thế mà cho rằng những thực thể này là chủ thể của luật quốc tế.

2.2 Về quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh

Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội…) của đời sống quốc tế. Khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi tác động của luật quốc tế là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. Những quan hệ quốc tế đó đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng quy phạm luật quốc tế. Điều kiện này là căn cứ xác định tính pháp lý quốc tế cùa mối quan hệ pháp luật mà các quốc gia thiết lập với nhau hoặc với chủ thể khác của luật quốc tế, đồng thời có cơ sở để phân biệt quan hệ pháp luật quốc tế của quốc gia với quan hệ pháp luật khác mà quốc gia là một bến chủ thể, ví dụ, quan hệ pháp luật trong nước, quan hệ pháp luật thuộc phạm vi tư pháp quốc tế hay các quan hệ pháp luật thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế… Vì vậy, quan hệ liên quốc gia (liên chính phủ) giữa các quốc gia và các thực thể quốc tế khác phát sinh trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… và được điều chỉnh bằng luật quốc tế gọi là quan hệ pháp luật quốc tế.

Trong nhiều trường hợp, quan hệ quốc tế của hai quốc gia cùng hướng đến khách thể và đối tượng chung nhưng do tính chất khác nhau của quy phạm pháp luật được viện dẫn để điều chỉnh quan hệ đó nên có thể phát sinh những quan hệ pháp luật khác nhau. Ví dụ, liên quan đến đối tượng là một vùng lãnh thổ quốc gia nhất định có thể hình thành hoặc là quan hệ chuyển nhượng, trao đổi giữa hai quốc gia (mang tính chất là quan hệ pháp luật quốc tế, được điều chỉnh bằng quy phạm của điều ước quốc tế) hay quan hệ hợp đồng quốc tế để mua bán vùng lãnh thổ đó, với cùng mục đích là chuyển đổi chủ sở hữu, từ đó xác lập chủ quyền quốc gia. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế đã tồn tại những trường hợp tương tự như vậy, đó là hợp đồng bán vùng Alátxka của Sa hoàng Nga cho Mỹ năm 1907 với giá 7,5 triệu rúp vàng.

Sự phân biệt ranh giới của quan hệ pháp luật quốc tế với các quan hệ pháp luật khác mà quốc gia tham gia với tư cách chủ thể pháp luật có ý nghĩa lý luận, pháp lý cơ bản vì nó liên quan đến vấn đề xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của quốc gia, cùng các cơ chế pháp lý tương ứng để giải quyết các quan hệ phát luật cụ thể. Quan hê pháp luật quốc tế phát sinh, thay đổi hoặc châm dứt, do tác động của những quy phạm luật quốc tế, của năng lực chủ thể luật quốc tế và sự kiện pháp lý quốc tế (bao gồm sự biến pháp lý quốc tế và hành vi pháp luật của chủ thể luật quốc tế).

* Sự biến pháp lý quốc tế: Là các sự kiện xảy ra trong thực tiễn, gây ra các hê quả pháp lý trong lĩnh vực luật quốc tế. Một sự kiện được xác định là sự biến pháp lý không phải từ bản chất của sự biến mà do luật quốc tế ràng buộc các kết quả pháp lý nhất định với các sự kiện đó. Luật quốc tế có sự phân loại sự biến pháp lý quốc tế dựa trên một số tiêu chí khác nhau như sự biến tự nhiên (là các sự kiện vật chất hoặc tự nhiên mà luật quốc tế ràng buộc các kết quả pháp lý xác định đối với các sự kiện này, chẳng hạn trường hợp ngập chìm của một hòn đảo là đối tượng thực hiện một điều ước quốc tế) và sự biến có liên quan đến hoạt động của con người (được hiểu là hoạt động của thể nhân, pháp nhân mặc dù không phải với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế nhưng luật quốc tế vẫn xác nhận những kết quả pháp lý ràng buộc với các hoạt động này, ví dụ, hành động vượt biên giới trái phép của cá nhân).

* Hành vi pháp luật quốc tế”. Trong khoa học luật quốc tế, hành vi pháp luật quốc tế được xác định là hành vi thể hiện ý chí của chủ thể luật quốc tế mà sự thể hiện đó được luật quốc tế quy định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định. Theo đó thì trong một hành vi pháp luật quốc tế thường bao gồm sự thể hiện ý chí của chủ thể luật quốc tế và việc xuất hiện các kết quả pháp lý quốc tế mà các kết quả này được luật quốc tế ràng buộc với sự thể hiện ý chí nêu trên của chính chủ thể. Do đặc điểm về tư cách chủ thể là quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết hay tổ chức quốc tế nên khái niệm ý chí của chủ thể khi thực hiện hành vi pháp luật quốc tế không phải theo nghĩa hành vi tâm lý mà là hành vi của các đơn vị hay thiết chế có thẩm quyền được thể hiện công khai thông qua các tuyên bố. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, hành vi pháp luật rất đa dạng, phong phú. Ví dụ, theo tính chất của hành vi có thể phân biệt một hành vi hợp pháp với hành vi bất hợp pháp; xét theo tiêu chủ thể của hành vi có thể có hành vi đơn phương, hành vi song phương, hành vi đa phương… Các hành vi pháp luật có thể đưa đến các hệ quả pháp lý khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và tính chất của mỗi hành vi.

Tóm lại, có nhiều dạng quan hệ pháp luật quốc tế khác nhau trong sinh hoạt quốc tế, tùy thuộc vào tính chất, mục đích, lĩnh vực hợp tác, nội dung hay chủ thể tham gia các quan hệ đó, ví dụ, có quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể của luật quốc tế, như quan hệ pháp luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quan hệ pháp luật hàng không quốc tế, quan hê pháp luật về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế; còn nếu căn cứ vào chủ thể quan hệ thì có thể phân biệt quan hệ pháp luật quốc tế của quốc gia, của tổ chức quốc tế…

Vì vậy, các quan hê pháp luật quốc tế có đặc trưng cơ bản bởi sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia – chủ thể có chủ quyền và việc thực hiên quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia do thuộc tính chủ quyền chi phối đã tạo ra sự điều chỉnh khác biệt của luật quốc tế so với cơ chế điều chỉnh của luật quốc gia.

2.3 Về sự hình thành luật quốc tế

Sự tồn tại của hệ thống quốc tế mà trung tâm là các quốc gia đã hình thành một cách khách quan cơ chế thoả thuận trong quá trình hình thành luật quốc tế. Khi trong quan hệ quốc tế luôn xuất hiện và hiện hữu tương quan lợi ích riêng của mỗi quốc gia, đặt bên cạnh lợi ích của quốc gia khác và lợi ích cộng đồn thì các quy phạm luật quốc tế tất yếu là sản phẩm của sự đấu tranh, nhân nhượng lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình hợp tác và phát triển.

Quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền loại bỏ quyền lực • siêu quốc gia và những khả năng áp đặt các quy tắc hay quy phạm bắt buộc cho bất kỳ quốc gia nào khác và thay vào đó bằng việc thừa nhận thoả thuận là phương thức duy nhất để hình thành hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, có chức năng duy trì trật tự pháp lý cần thiết đối vói cộng đồng quốc tế. Đây cũng là đặc điểm lý giải cho sự thiếu vắng cơ chế quyền lực chung, “đứng trên” các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan đến cả hai quá trình hình thành và thực thi các quy phạm của luật quốc tế.

Trên thực tiễn, sự hình thành luật quốc tế khác với trình tự xây dựng luật quốc gia, bởi vì việc hình thành luật quốc tế là quá trình mang tính chất tự nguyện của các quốc gia, thể hiện ở sự’tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành theo phương thức thoả thuận công khai bằng quan hệ điều ước hoặc mặc nhiên thừa nhận quy tắc xử sự trong luật tập cửa hàng.

Tính tự điều chỉnh trong hoạt động xây dựng quy phạm luật quốc tế thường thông qua hai giai đoạn, giai đoạn thoả thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thoả thuận công nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã được hình thành. Việc hình thành hệ thống quy phạm luật quốc tế theo hai giai đoạn đó không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyên thoả thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Mặc dù quá trình thoả thuậỊi giữa các quốc gia có sự tác động cần thiết của hoàn cảnh thực tiễn nhưng các quy phạm luật quốc tế được hình thành vẫn phản ánh được bản chất của luật quốc tế là kết quả của sự thoả thuận, nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng các quốc gia.

2.4 Về sự thực thi luật quốc tế

* Khái niệm thực thi luật quốc tế

Luật quốc tế hiện đại bao gồm các quy phạm pháp luật để một mặt điều hoà quan hê lợi ích giữa các chủ thể luật quốc tế, mặt khác phản ánh bản chất và xu hướng phát triển hiện nay của luật này. Cũng như luật quốc gia, sự hình thành và phát triển của luật quốc tế đặt ra yêu cầu tất yếu cùa việc phải được thực thi bải các chủ thể, tức yêu cầu về việc đưa các quy định của hệ thống đó vào đời sống pháp luật của một quốc gia và đòi sống của cộng đồng quốc tế.

’Thực thi luật quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng trọn vẹn trong đời sống quốc tế.

Đây là quá trình các chủ thể luật quốc tế, thông qua các cơ chế quốc tế và quốc gia (do luật quốc tế quy định) để thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế. Quá trình này được tiến hành bằng nhiều hoạt động pháp lý có liên quan với nhau trong yêu cầu chung là đảm bảo lợi ích riêng của từng chủ thể phù hợp vói lợi ích chung của cả cộng đồng, hướng đến phát triển và ngày càng hoàn thiện luật quốc tế.

* Tính chất của sự thực thi luật quốc tế

Về phương diện pháp lý, thực thi luật quốc tế thực chất thể hiện tính hai mặt của quá trình hiện thực hoá các quy định pháp luật vào đòi sống sinh hoạt quốc tế. Hoạt động pháp lý này được diễn ra bằng hành vi pháp luật của chủ thể luật quốc tế, theo cơ chế chung hoặc riêng, trong từng lĩnh vực mà luật quốc tế điều chỉnh. Tính chất của hoạt động này có thể dưới dạng xử sự tích cực (như hoạt động thực thi) để chủ thể chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình hoặc là xử sự thụ động (tuân thủ) của chủ thể để khồng tiến hành những hoạt động trái với quy định của luật quốc tế, gây ảnh hưởng đêh trật tự pháp lý quốc tế hay lợi ích của chủ thể khác. Thực thi luật quốc tế thể hiện đặc trưng có tính bản chất của luật này là thông qua cơ chế thoả thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia. Vì vậy, không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình trên, trừ những cơ chế kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, có sự thoả thuận của các quốc gia. Trong thực tiễn thực thi luật quốc tế, các quốc gia phải tự điều chỉnh trên cơ sở các quy định của luật quốc tế đối với các hoạt động thực hiện nghĩa vụ chung của chủ thể luật quốc tế và những nghĩa vụ cá thể phát sinh từ tư cách thành viên điều ước quốc tế hay tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, trong lĩnh vực luật quốc tế về quyền con người, bên cạnh cơ chế quốc tế nhằm duy trì các hoạt động bảo vệ, phát triển các quyền con người cơ bản mà luật quốc tế quy định, từng quốc gia đều xây dựng cơ chế quốc gia (theo hướng dẫn của luật quốc tế) để đảm bảo cho các quyền con người cơ bản được thực hiện ở quốc gia đó. Việc tạo dựng và duy trì hoạt động của cơ chế quốc gia trong lĩnh vực nhân quyền là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng quốc gia.

Hiện nay, việc thực hiện nghĩa vụ thành viên các điều ước quốc tể hoặc tổ chức quốc tế đang đặt ra những vấn đề lý luân và thời sự cấp thiết, trong đó, yêu cầu về xây dựng, bảo đảm môi trường pháp luật và thể chế quốc gia đối với các cam kết quốc tế của quốc gia trong khuôn khổ quan hệ giữa các quốc gia với nhau hoặc trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế đang trở thành mối quan tâm chung của yêu cầu thực thi luật quốc tế.

Khi các quy định của luật quốc tế không được một chủ thể thực thi theo đúng yêu cầu (tức có sự vi phạm về nghĩa vụ thành viên hoặc vi phạm quy định của luật quốc tế) thì pháp luật sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm pháp lý quốc tế cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại.

Luật quốc tế có các hình phạt nhưng việc áp dụng hình phạt của luật quốc tế do chính quốc gia tự thực hiên bằng những cách thức riêng lẻ hoặc tập thể (và nhiều trường hợp do đơn vị tài phán quốc tế thực hiện). Các biện pháp hình phạt do quốc gia áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm quy định luật quốc tế của một chủ thể khác, chẳng hạn như cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao, sử dụng các biên pháp hạn chế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật… và ngoại lệ nữa là sử dụng các sức mạnh quân sự để thực hiên quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại hành động tấn công vũ trang. Hiện nay, luật quốc tế mở rộng các biện pháp hình phạt do các tổ chức quốc tế đảm nhiệm, với vai trò chủ yếu của Liên hợp quốc.

Chủ thể luật quốc tế áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để đảm bảo cho việc thực hiện và tôn trọng trọn vẹn các quy định của luật này. Bên cạnh việc sử dụng điều ước quốc tế và các cách thức pháp lý khác, các chủ thể luật quốc tế còn tận dụng đến những yếu tố chính trị – xã hội để tạo động lực cho sự thực thi luật quốc tế. Ví dụ, vấn đề sử dụng sức mạnh của quan hê ngoại giao giữa các quốc gia, hay việc phát huy sức mạnh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới…

* Vấn đề kiểm soát quốc tế

Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay đã hình thành một loại hình mới có ý nghĩa tác động đến hoạt động thực thi luật quốc tế của các quốc gia, đó là Cơ chế kiểm soát quốc tế. Cơ chế này bao gổm việc yêu cầu các quốc gia trình bày báo cáo (kể cả thanh tra của thiết chế quốc tế về các báo cáo quốc gia này) hoặc là hoạt động bảo vệ các báo cáo quốc gia về một lĩnh vực luật quốc tế nhất định trước đơn vị, thiết chế quốc tế (như trong lĩnh vực luật quốc tế về quyền con người), ví dụ, cơ chế làm và bảo vệ báo cáo quốc gia của các thành viên CEDAW.

Vấn đề các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành các nghĩa vụ đã cam kết trong các điều ước quốc tế và sau đó là việc thảo luận các báo cáo này tại các đơn vị, thiết chế quốc tế đã được áp dụng trong một số lĩnh vực hợp tác theo hướng dẫn của luật quốc tế, ví dụ như trong khuôn khổ của ILO (Tổ chức lao động quốc tế), trong Liên hợp quốc đối với một số công ước về quyền con người mà Liên hợp quốc thông qua.

Liên quan đến cơ chế thanh sát của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, việc thanh tra quốc tế được tiến hành nhằm mục đích đảm bảo việc tuân thủ các điều ước quốc tế và hiện nay có ba loại thanh tra sau:

Thứ nhất, thanh tra của tổ chức quốc tế, ví dụ, thanh sát của đơn vị năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA.

Thứ hai, thanh tra được thực hiên bởi các quốc gia hữu quan, thành viên của điều ước quốc tế thực hiện nhưng dưới sự giám sát của các đơn vị quốc tế.

Thứ ba, thanh tra chéo giữa các quốc gia thành viên điều ước quốc tế thực hiện, ví dụ, hoạt động thanh tra được ghi nhận trong Hiệp ước về Nam Cực năm 1959.

Có thể thấy, trong chừng mực nhất định, kiểm soát quốc tế việc thực thi luật quốc tế có ý nghĩa cần thiết trong tương lai vói tính cách là Tông cụ nâng cao hiệu quả của luật quốc tế, phòng ngừa hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia trong nhiều quan hệ”hợp tác quốc tế.

Trên đây là một số thông tin về viện pháp luật quốc tế và so sánh. Hy vọng với những thông tin LVN Group đã gửi tới sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật LVN Group, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. LVN Group cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình gửi tới đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com