Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra

Nếu một người có hành vi trái pháp luật gây tổn hại cho người khác thì phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, hành vi trái pháp luật gây tổn hại có thể là hành vi của một người nhưng cũng có thể là hành vi của nhiều người. Vậy Trách nhiệm bồi thường tổn hại do nhiều người gây ra thế nào? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu qua nội dung trình bày dưới đây!

Trách nhiệm bồi thường tổn hại do nhiều người gây ra

1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới của nhiều người cùng gây tổn hại

Khi xem xét về trách nhiệm bồi thường của nhiều người cùng gây tổn hại thì cần phải căn cứ vào những điều kiện sau:

Thứ nhất, có việc gây tổn hại cùa nhiều người

Hành vi trái pháp luật của những người gây ra tổn hại thể hiện sự vi phạm pháp luật của mỗi người trong việc gây ra tổn hại hoặc trong lĩnh vực hoạt động của từng người đó.

Như đã phân tích ở trên, trách nhiệm bồi thường tổn hại do nhiều người cùng gây ra không thể phát sinh khi chỉ có một người gây tổn hại mà việc gây tổn hại đó phải do nhiều người thực hiện. Người gây tổn hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng ít nhất phải có từ hai chủ thể trở lên, nếu chỉ có một người gây tổn hại thì không phát sinh loại trách nhiệm này. Mặc dù trên thực tiễn có thể có trường hợp một người gây tổn hại cho nhiều người, nếu tổn hại của những người bị tổn hại là một khối thống nhất thì phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng đây là quyền liên đới của nhiều người đối với một người có nghĩa vụ (Trường hợp này không thuộc quy định tại Điều 587 Bộ luật dân sự năm 2015). Nếu nhiều người gây tổn hại cho một hoặc nhiều người thì cũng có thể phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng liên đới trong Trường hợp này là ttách nhiệm liên đới của nhiều người có nghĩa vụ, người có quyền (bị tổn hại) có thể là một hoặc nhiều người. Đây chính là trường hợp bồi thường tổn hại do nhiều người cùng gây ra theo hướng dẫn tại Điều 587 Bộ luật dân sự năm 2015.

Thứ hai, hành vi trái pháp luật trong việc gây tổn hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau

Mặc dù có hành vi của nhiều người gây tổn hại nhưng không phải cứ nhiều người gây tổn hại thì phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường. Để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những người gây tổn hại thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây tổn hại, điều này nói lên tính chất “cùng gây tổn hại”. Khi nhiều người cùng gây tổn hại, nếu chúng ta xem xét xét điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn hại ngoài hợp đồng thì hành vi của mỗi người đều mang trọn vẹn các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm trong tổng thể tổn hại đã xảy ra. Tuy nhiên, mỗi trường hợp đều có đặc thù riêng căn cứ vào cách thức lỗi của những người gây tổn hại.

Nếu hành vi gây tổn hại của một người (một chủ thể) đối với người khác thì việc xác định trách nhiệm bồi thường sẽ đơn giản, bởi chính người gây tổn hại phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ cho người bị tổn hại. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhiều người cùng gây tổn hại thì phải xác định hậu quả gây tổn hại là do hành vi của nhiều người.

Khi xác định việc “cùng” gây tổn hại của nhiều người thì cần phải xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như xét về mặt ý chí chủ quan của mỗi người, về hành vi trực tiếp gây ra tổn hại hoặc xét về hậu quả của các hành vi vi phạm.

Trường hợp những người gây tổn hại có sự thống nhất ý chí trong việc gây tổn hại, tuy nhiên mức độ thực hiện của từng người có thể khác. Ví dụ: A, B, c cùng bàn bạc, thoả thuận huỷ hoại đầm cá của D đang nuôi. A, B, c phân công công việc cụ thể: A đi mua 20 lít thuốc trừ sâu đồng thời sau này làm nhiệm vụ cảnh giới; B làm nhiệm vụ đánh lạc hướng, rủ D đi uống rượu; c thực hiện nhiệm vụ đổ thuốc trừ sâu xuống đàm cá của D. Trong trường hợp này, về cách thức hành vi gây tổn hại cho D là do c đổ thuốc trừ sâu xuống đầm cá. Tuy nhiên, hành vi của A, B và c phải bị coi là “cùng gây tổn hại”, do đó phát sinh trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường tổn hại cho D. Hành vi của những người gây tổn hại ngoài sự thống nhất ý chí nhưng sự thống nhất ý chí này phải có cả ở hậu quả của hành vi cùng gây tổn hại. Neu không xác định được rõ như vậy thì trách nhiệm liên đới bồi thường tổn hại cũng không phát sinh. Chẳng hạn: Cũng trong ví dụ trên, trong khi đang làm nhiệm vụ cảnh giới, A thấy Y đi ngang qua, sợ bị bại lộ A đã bóp cổ, giết chết Y. Vì vậy, trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường tổn hại đối với tính mạng của Y bị xâm phạm không phát sinh đối với B, c hay nói cách khác, không phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường tổn hại giữa A, B và c đối với tổn hại do tính mạng của Y bị xâm phạm.

Vì vậy, “cùng gây tổn hại” được hiểu là hành vi của những người gây tổn hại đều là nguyên nhân dẫn đến tổn hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào việc hành vi của từng người là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tổn hại. Không thể phân biệt hành vi nào gây tổn thất nào trong tổng thể tổn hại đã xảy ra. Cùng gây tổn hại có thể do họ cùng có lỗi cổ ý (cùng thống nhất ý chí) trong việc gây ra tổn hại. Có thể cùng một dạng hành vi (hai người cùng ttộm cắp tài sản của một người), có thể các hành vi được mỗi người thực hiện riêng biệt nhưng tạo thành một xâu chuỗi công việc thống nhất gây ra tổn hại (trong ví dụ ưên, A đi mua thuốc trừ sâu và cảnh giới, B đánh lạc hướng, c đổ thuốc trừ sâu xuống đầm cá…).

Xem xét các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn hại thì hành vi của từng người đều là hành vi trái pháp luật, cùng có lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, mối tương quan nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của từng người với tổn hại đã xảy ra thì phải xem xét một cách tổng thể trong tổn hại chung. Trong ví dụ nêu trên thì hành vi của c trực tiếp gây ra tổn hại, tuy nhiên hành vi của A, B (mua thuốc trừ sâu, cảnh giới; đánh lạc hướng rủ D đi uống rượu để đồng bọn dễ dàng hành động) là một sâu chuỗi các công việc liên hoàn để dẫn đến hậu quả cuối cùng là đầm cá của D bị huỷ hoại. Mục đích của những kẻ thực hiện các hành vi này ttong tổng thể nhằm huỷ hoại tài sản của người bị tổn hại. Ở đây bao gồm một chuỗi các hành vi để nhằm tạo ra một hậu quả nhằm huỷ hoại tài sản của người khác.

Trong trường hợp nêu trên, những người gây tổn hại có cùng ý chí trong việc gây ra tổn hại thường được thể hiện trong các vụ án có tính đồng phạm, tuy nhiên không chỉ các trong các vi phạm pháp luật hình sự mà bất kì hành vi vi phạm các quy định của các ngành luật nào khác.

Hành vi gây tổn hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn hại ngoài hợp đồng được thể hiện ở dạng không hành động được không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong khoa học pháp lí. Do đó cũng khó có thể thấy trong thực tiễn khi nhiều người gây tổn hại cho người khác thì hành vi của người gây tổn hại này thể hiện dưới dạng hành động, hành vi của người gây tổn hại khác lại thể hiện dưới dạng không hành động.

Tóm lại, cùng gây ra tổn hại được hiểu là tổng hợp hành vi, lỗi của nhiều người diễn ra dưới các dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên kết, tương hỗ và cùng gây ra tổn hại cho đối tượng bị tổn hại.

Cùng gây tổn hại không chỉ đối với hành vi với mục đích gây ra tổn hại được thể hiện với lỗi cố ý mà còn áp dụng đối với các hành vi với lỗi vô ý. Trong trường hợp này vẫn phải bảo đảm tính chủ thể là nhiều người cùng gây tổn hại cho một đối tượng. Tuy nhiên, mục đích của những người thực hiện hành vi đó không phải nhằm gây ra tổn hại cho đối tượng bị tổn hại mà với mục đích khác. Trong trường hợp này, mặt khách quan là hành vi và hậu quả của hành vi đã gây tổn hại cho đối tượng nhưng ý chí để thực hiện hành vi và hậu quả của hành vi không đồng nhất với nhau.

Thứ ba, về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây tổn hại và tổn hại xảy ra

Hành vi gây tổn hại của những người cùng gây tổn hại có thể khác nhau về mức độ nhưng cùng đem lại hậu quả là tổn hại cho người bị tổn hại. Xét trong mối quan hệ nhân quả này thì hành vi trái pháp luật của của những người cùng gây tổn hại đã gây ra một tổng thể tổn hại cho người bị tổn hại, do đó những người thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường tổn hại do hành vi của mình gây ra cho người bị tổn hại. Khỉ xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của những người cùng gây tổn hại cho người bị tổn hại, ngoài ý nghĩa xác định trách nhiệm bồi thường liên đới của những người này còn có ý nghĩa ttong việc xác định mức bồi thường.

Thứ tư, có lỗi của những người cùng gây tổn hại

Khi có hành vi trái pháp luật gây tổn hại, ngoài việc xem xét mặt khách quan của hành vi gây tổn hại, chúng ta cần xem xét mặt chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Nếu chúng ta chỉ xem xét mặt khách quan của hành vi vi phạm pháp luật thì giá trị xã hội của hành vi không phản ánh trọn vẹn bởi giá trị xã hội của hành vi còn thể hiện ngay trong mặt chủ quan của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Dưới góc độ khoa học pháp lí, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi đó khi họ có trọn vẹn điều kiện để lựa chọn một xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội (cả mặt khách quan và mặt chủ quan), trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, ví dụ bồi thường tổn hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể phát sinh ngay cả khi người gây tổn hại không có lỗi. Pháp luật dân sự quy định một người phải bồi thường tổn hại do hành vi của mình gây ra khi người này có lỗi, không kể đó là lỗi vô ý hay cố ý.

2. Mức bồi thường trong trách nhiệm bồi thường liên đới khi nhiều người cùng gây tổn hại

Nguyên tắc chung khi nhiều người cùng gây tổn hại là họ phải chịu ưách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị tổn hại. Tuy nhiên, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, do đó nếu chúng ta xác định được mức độ lỗi của từng người thì người gây tổn hại sẽ bồi thường tổn hại tương ứng với mức độ lỗi đó. Nếu không xác định được mức độ lỗi của từng người thì họ phải bồi thường bằng nhau.

Theo quy định trên, khi có nhiều người cùng gây tổn hại, trách nhiệm bồi thường tổn hại được xác định như sau:

– Nguyên tắc chung, một người chỉ phải chịu ừách nhiệm do hành vi của mình gây ra cũng như hậu quả của hành vi đó. Do đó, nếu chúng ta xác định mức độ lỗi của mỗi người khi họ gây tổn hại thì họ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi đó. Tuy nhiên, đây là vấn đề tương đối phức tạp khi chúng ta xác định lỗi của mỗi người trong số những người cùng gây tổn hại – bởi vì lỗi là yếu tố mang tính chủ quan. Mặc dù vậy, đánh giá lỗi là vấn đề mang tính khách quan, do đó chúng ta sẽ xem xét mức độ lỗi, cách thức lỗi của những người gây tổn hại để buộc họ bồi thường cho họp lí.

– Nếu không xác định được mức độ lỗi của những người gây tổn hại thì họ phải bồi thường bằng nhau. Ở đây chúng ta không thể hiểu là pháp luật áp dụng nguyên tắc “cào bằng” khi có nhiều người cùng gây tổn hại mà phải hiểu khi nhiều người cùng gây tổn hại mà chúng ta không thể xác định được mức độ lỗi của mỗi người, do đó những người cùng gây tổn hại phải bồi thường tổn hại theo phần bằng nhau. Khi chúng ta xác định những người cùng gây tổn hại phải bồi thường theo phần bằng nhau thì điều đó cũng không làm mất đi tính “liên đới” khi nhiều người cùng gây tổn hại.

Trên đây là Trách nhiệm bồi thường tổn hại do nhiều người gây ra mà LVN Group muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng nội dung trình bày sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com