Trình bày chi tiết các ví dụ về mô hình gia đình văn hóa năm 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Trình bày chi tiết các ví dụ về mô hình gia đình văn hóa năm 2023

Trình bày chi tiết các ví dụ về mô hình gia đình văn hóa năm 2023

Gia đình văn hóa được coi như một kiểu gia đình mới khác với gia đình truyền thống hoặc gia đình cũ trong thời kỳ phong kiến, thực dân. Bởi trong gia đình, ngoài các yếu tố truyền thống đã được chọn lọc và phát huy còn có những yếu tố mới của thời đại đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội. Gia đình văn hóa được xem như một quy chuẩn để mọi cá nhân cùng hướng tới và xây dựng. Dưới đây là ví dụ về mô hình gia đình văn hóa năm 2023 để bạn đọc cân nhắc.

rình bày chi tiết các ví dụ về mô hình gia đình văn hóa năm 2023

1. Gia đình văn hóa là gì?

Vì vậy, nội dung khái niệm gia đình văn hóa là sự kế thừa văn hóa gia đình truyền thống được nâng cao lên thành giá trị văn hóa gia đình hiện đại – gia đình xã hội chủ nghĩa – gia đình phát triển về vật chất và tinh thần thể hiện qua nề nếp, kỷ cương, thuận hòa, êm ấm, yêu thương và có trách nhiệm với nhau giữa các thành viên trong gia đình. Về điều này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Về tinh thần thì phải trên dưới thuận hòa không thiên tư thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng. Cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản, tiết kiệm. Trong nhà, ngoài vườn sạch sẽ gọn gàng. Đối với xóm giềng phải thân mật và sẵn sàng giúp đỡ. Đối với việc làng, việc nước phải hăng hái làm gương. Người trong nhà ai cũng biết chữ. Luôn luôn cố gắng làm cho nhà mình thành một nhà kiểu mẫu trong làng. Các gia đình cần tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa của cộng đồng và lôi cuốn các thành viên cùng tham gia qua đó giúp cho thành viên gia đình tiếp thu những giá trị văn hóa dân tộc và làm cho nó trở thành giá trị văn hóa gia đình. Thực hiện tốt chức năng biến văn hóa xã hội thành văn hóa cá nhân bằng sự giáo dục và trao truyền văn hóa của mình”.

2. Tiêu chuẩn Gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa là một danh hiệu nhiều gia đình luôn thi đua và mong muốn hướng đến. Để trở thành một Gia đình văn hóa và được chứng nhận là một Gia đình văn hóa thì cần đạt những tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn của gia đình văn hoá gồm có:

2.1. Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc:

  • Gia đình có kinh tế ổn định, hoà thuận có kỷ cương nề nếp, không có người mắc các tệ nạn xã hội
  • Thực hiện Nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành
  • Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên
  • Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh.

2.2. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:

  • Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
  • Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và nếp sống văn hoá nơi công cộng
  • Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương.

2.3. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

  • Mỗi cặp vợ chồng sinh con không vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình.
  • Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giầu chính đáng
  • Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm

2.4. Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư

  • Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn
  • Tham gia hoà giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư
  • Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh; vận động các gia đình khác cùng tham gia.

Mặt khác thì để đạt danh hiệu Gia đình văn hóa cấp cao hơn do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương công nhận thì còn phải đạt đủ thêm những tiêu chuẩn khác do Ủy ban nhân dân ở đó đưa ra nữa.

3. Ví dụ về mô hình gia đình văn hóa

Gia đình hiếu học tiêu biểu

Đến xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường, hỏi thăm gia đình ông Lê Viết Hội, hầu như ai cũng biết và khâm phục trước tinh thần vượt khó, nuôi con ăn học thành tài của vợ chồng ông. Trước đây, mặc dù gia đình ông Hội gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng cho các con ăn học. Được biết, 3 tuổi, ông Hội mồ côi cả cha lẫn mẹ, từ đó ông được người bà con nuôi dưỡng nên không được đi học “đến nơi, đến chốn”, còn vợ ông quanh năm chỉ quanh quẩn với ruộng đồng. Hiểu được nỗi vất vả của những người ít học, vợ chồng ông Hội cố gắng chăm lo 4 người con ăn học thành tài.

Khi hỏi về bí quyết nuôi các con ăn học thành tài, ông Hội tự hào nói: “Là người làm cha mẹ, trước hết phải làm gương cho các con trong mọi công việc, từ sinh hoạt hàng ngày đến chăm chỉ lao động cũng như rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Mặt khác, vợ chồng tôi còn giáo dục con, cháu phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với mọi người xung quanh. Hiện nay, tài sản lớn nhất của vợ chồng tôi là sự thành đạt của con, cháu”.

Gia đình ông Hội không chỉ nổi tiếng về việc nuôi con ăn học thành tài mà còn tích cực tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài ở địa phương. Riêng ông Hội là Chủ tịch Hội Khuyến học xã. Hàng năm, ông vận động hàng trăm triệu đồng giúp đỡ học sinh nghèo đến trường hoặc tích cực vận động học sinh bỏ học trở lại lớp. Bằng những việc làm thiết thực, ông Hội vinh dự nhận được bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành về phong trào khuyến học và xây dựng GĐVH tiêu biểu ở địa phương.

Tích cực tham gia công tác xã hội

Gia đình ông Nguyễn Văn Bá, ngụ ấp Cái Đôi Đông, xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường, thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn xây dựng GĐVH. Điểm nổi bật trong xây dựng GĐVH của gia đình ông Bá là tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội ở địa phương và hiến đất làm đường giao thông nông thôn.

Ông Bá chia sẻ: “Xuất thân từ gia đình nghèo nên tôi hiểu được tâm trạng, suy nghĩ của những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Thế nên, kinh tế gia đình dù chưa khá giả nhưng tôi vẫn giúp đỡ người nghèo bằng nhiều cách như vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm tặng quà, chữa bệnh bằng y học cổ truyền miễn phí cho người nghèo,… Khi thấy những mảnh đời khó khăn mình từng giúp đỡ được ổn định cuộc sống, tôi lấy đó làm niềm vui và động lực thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động từ thiện, xã hội ở địa phương. Hơn hết, những việc làm này còn giúp tôi giáo dục đạo đức, tình yêu thương cho các thành viên trong gia đình”.

Để góp phần giúp xã “về đích” nông thôn mới vào năm 2020, gia đình ông Bá tự nguyện hiến hơn 1.000m2 đất làm đường giao thông nông thôn. Còn anh Nguyễn Hiếu Thiện (con trai ông Bá) tích cực vận động người dân thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên; giữ gìn vệ sinh môi trường; tham gia bảo hiểm y tế trọn vẹn.

Anh Nguyễn Hiếu Thiện bộc bạch: “Mục đích của việc xây dựng nông thôn mới là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Vì thế, chúng ta phải chia sẻ khó khăn cùng địa phương, góp phần giúp địa phương hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com